2018-05-02 17:39:17
Số lượt xem 1544
Gần đây, cứ mỗi buổi chiều sau giờ tan học, tan làm, hình ảnh những chú chim bồ câu trắng, khoang trắng bay lượn trên bầu trời rồi lại sà xuống sân khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh quấn quýt, ríu rít bên người lớn, trẻ em hấp dẫn, tò mò cho mỗi người khi qua lại khu vực này.
Điểm nuôi thả chim bồ câu tại Bảo tàng tỉnh-tượng đài Lý Thái Tổ .
Hình ảnh những chú chim bồ câu nô đùa, quấn quýt với con người ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều người thời gian gần đây nằm trong đề án nuôi thả chim bồ câu tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố của Chi hội Chim bồ câu Hòa Bình (thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh) đã được UBND tỉnh phê duyệt. Theo đề án, thành phố Bắc Ninh có 4 điểm nuôi thả chim thí điểm bao gồm: Tượng đài Lý Thái Tổ-Bảo tàng tỉnh; Công viên Nguyễn Văn Cừ; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ-Cung Văn hóa Thiếu nhi và Khu nhà ở Cao Nguyên 2. Trong đó, 2 điểm đã tiến hành nuôi nhốt từ tháng 1/2018 là tượng đài Lý Thái Tổ-Bảo tàng tỉnh và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ-Cung Văn hóa thanh thiếu nhi tỉnh với mỗi điểm hơn 300 đôi bồ câu. Ngoài ra, tại công viên Nguyễn Văn Cừ đang nuôi nhốt, huấn luyện gần 200 đôi sau ngày 01/5; khu Nhà ở Cao Nguyên 2 đang tiến hành hoàn thiện chuồng trại và chuẩn bị nuôi nhốt số bồ câu theo kế hoạch.
Bắt đầu từ ngày 02/1/2018, tại các điểm thí điểm nuôi thả bồ câu theo kế hoạch của đề án, Hội Sinh vật cảnh đã tiến hành nuôi nhốt bồ câu vào các điểm. Sau 3 tháng nuôi nhốt với việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất về: Hệ thống điện, nước, nguồn thức ăn hàng ngày, chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ.... đàn chim đang phát triển và sinh trưởng tốt, dần thích nghi với môi trường xung quanh. Từ cuối tháng 3 đến nay, tại các điểm nuôi thả chim bồ câu, các nghệ nhân trông nom, chăm sóc của Chi hội Chim bồ câu Hòa Bình tiến hành huấn luyện và cho chim làm quen với môi trường, gần gũi với con người.
Theo nghệ nhân Nguyễn Công Khiên - người chăm sóc, huấn luyện chim bồ câu tại điểm khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ - Bảo tàng tỉnh cho biết: Vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ trở ra là thời điểm mở cửa chuồng cho bồ câu bay ra ngoài và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Đến khoảng 9 giờ sẽ cho chim ăn lần thứ nhất. Thức ăn chủ yếu là ngô, đỗ, thóc và cám. Đến 4 rưỡi chiều, tổ chức, huấn luyện, cho ăn để chim bay theo đàn và làm quen với người dân. Để dụ chim bay ra xa dần, các nghệ nhân dùng thức ăn làm mồi nhử. Người đi đến đâu rắc thức ăn tới đó để dụ đàn chim đi theo người huấn luyện. Ngoài việc dùng thức ăn để huấn luyện đàn chim, thì nghệ nhân còn dùng thanh sắt gõ vào xô đựng thức ăn. Mỗi lần cho ăn là gõ thanh sắt vào xô tạo thành phản xạ có điều kiện để đàn chim nhận biết tín hiệu. Đó là cách huấn luyện và thuần chủng đối với loài chim bồ câu, ông Khiên chia sẻ.
Bắt đầu từ ngày 02/1/2018, tại các điểm thí điểm nuôi thả bồ câu theo kế hoạch của đề án, Hội Sinh vật cảnh đã tiến hành nuôi nhốt bồ câu vào các điểm. Sau 3 tháng nuôi nhốt với việc đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất về: Hệ thống điện, nước, nguồn thức ăn hàng ngày, chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ.... đàn chim đang phát triển và sinh trưởng tốt, dần thích nghi với môi trường xung quanh. Từ cuối tháng 3 đến nay, tại các điểm nuôi thả chim bồ câu, các nghệ nhân trông nom, chăm sóc của Chi hội Chim bồ câu Hòa Bình tiến hành huấn luyện và cho chim làm quen với môi trường, gần gũi với con người.
Theo nghệ nhân Nguyễn Công Khiên - người chăm sóc, huấn luyện chim bồ câu tại điểm khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ - Bảo tàng tỉnh cho biết: Vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ trở ra là thời điểm mở cửa chuồng cho bồ câu bay ra ngoài và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Đến khoảng 9 giờ sẽ cho chim ăn lần thứ nhất. Thức ăn chủ yếu là ngô, đỗ, thóc và cám. Đến 4 rưỡi chiều, tổ chức, huấn luyện, cho ăn để chim bay theo đàn và làm quen với người dân. Để dụ chim bay ra xa dần, các nghệ nhân dùng thức ăn làm mồi nhử. Người đi đến đâu rắc thức ăn tới đó để dụ đàn chim đi theo người huấn luyện. Ngoài việc dùng thức ăn để huấn luyện đàn chim, thì nghệ nhân còn dùng thanh sắt gõ vào xô đựng thức ăn. Mỗi lần cho ăn là gõ thanh sắt vào xô tạo thành phản xạ có điều kiện để đàn chim nhận biết tín hiệu. Đó là cách huấn luyện và thuần chủng đối với loài chim bồ câu, ông Khiên chia sẻ.
Trẻ em, người lớn quấn quýt bên đàn chim bồ câu vào mỗi buổi chiều
tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ.
tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ.
Để đàn chim có chế độ ăn đảm bảo, đúng tiêu chuẩn và sức khỏe tốt, công tác phòng bệnh được các nghệ nhân hết sức lưu tâm, theo dõi. Trung bình, 1 tháng 2 lần, các nghệ nhân hòa nước với thuốc cho chim uống để phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường ruột, lên đậu. Đặc biệt, vào thời gian giao mùa, dịch bệnh, thường xuyên giám sát, theo dõi quá trình sinh trưởng phát triển của chim bồ câu. Ngoài ra, Hội Sinh vật cảnh phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y của tỉnh trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đàn chim.
Nửa tháng trở lại đây, vào mỗi buổi chiều sau giờ tan làm, tan học, rất nhiều gia đình đi bộ, phụ huynh học sinh cho con ra khu vực tượng đài Lý Thái Tổ vui chơi, nhìn ngắm những chú chim bồ câu và chụp ảnh với nó. Có rất nhiều cặp đôi uyên ương đã tranh thủ ra chụp ảnh cưới cùng đàn chim bồ câu trong bộ ảnh cưới. Không chỉ trẻ em mà người lớn tỏ ra thích thú, hiếu kỳ khi nhìn ngắm và được tận tay cho chúng ăn. Cảnh tượng trước giờ ở Bắc Ninh chưa bao giờ có. Được vui chơi, nô đùa và chụp ảnh cùng những chú chim bồ câu, nhiều người nghĩ đến cảnh mình đang ở các nước Châu Âu hay đang đi du lịch tới Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ với mong muốn được tận mắt chứng kiến đàn chim bồ câu sà xuống tay mình.
Theo ông Khiên, khoảng 3 tháng nữa, đàn chim bồ câu sẽ được chúng tôi huấn luyện, thuần hóa để chúng gần gũi với con người, chỉ cần một ít thức ăn trên tay là mọi người có thể gần gũi và đón nhận sự hòa nhịp với chúng. Để bảo vệ đàn chim cũng như tăng thêm sự gần gũi giữa con người với chim bồ câu, Hội Sinh vật cảnh thời gian tới sẽ lắp đặt, thiết kế những thùng đựng thức ăn tự động đặt tại các điểm nuôi thả chim bồ câu để mỗi người dân khi tới thăm quan, vui chơi với đàn chim đều dễ dàng tiếp cận với chúng mà sức khỏe đàn chim vẫn được đảm bảo.
Việc nuôi thả chim bồ câu tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố nhằm tạo điểm nhấn giữa lòng thành phố, mang lại hệ sinh thái đa dạng, thu hút khách tham quan, đồng thời góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Nửa tháng trở lại đây, vào mỗi buổi chiều sau giờ tan làm, tan học, rất nhiều gia đình đi bộ, phụ huynh học sinh cho con ra khu vực tượng đài Lý Thái Tổ vui chơi, nhìn ngắm những chú chim bồ câu và chụp ảnh với nó. Có rất nhiều cặp đôi uyên ương đã tranh thủ ra chụp ảnh cưới cùng đàn chim bồ câu trong bộ ảnh cưới. Không chỉ trẻ em mà người lớn tỏ ra thích thú, hiếu kỳ khi nhìn ngắm và được tận tay cho chúng ăn. Cảnh tượng trước giờ ở Bắc Ninh chưa bao giờ có. Được vui chơi, nô đùa và chụp ảnh cùng những chú chim bồ câu, nhiều người nghĩ đến cảnh mình đang ở các nước Châu Âu hay đang đi du lịch tới Nhà thờ Đức Bà ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ với mong muốn được tận mắt chứng kiến đàn chim bồ câu sà xuống tay mình.
Theo ông Khiên, khoảng 3 tháng nữa, đàn chim bồ câu sẽ được chúng tôi huấn luyện, thuần hóa để chúng gần gũi với con người, chỉ cần một ít thức ăn trên tay là mọi người có thể gần gũi và đón nhận sự hòa nhịp với chúng. Để bảo vệ đàn chim cũng như tăng thêm sự gần gũi giữa con người với chim bồ câu, Hội Sinh vật cảnh thời gian tới sẽ lắp đặt, thiết kế những thùng đựng thức ăn tự động đặt tại các điểm nuôi thả chim bồ câu để mỗi người dân khi tới thăm quan, vui chơi với đàn chim đều dễ dàng tiếp cận với chúng mà sức khỏe đàn chim vẫn được đảm bảo.
Việc nuôi thả chim bồ câu tại các điểm công cộng trên địa bàn thành phố nhằm tạo điểm nhấn giữa lòng thành phố, mang lại hệ sinh thái đa dạng, thu hút khách tham quan, đồng thời góp phần vào sự phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
Nguồn: Mai Quế
Đài Phát thanh& Truyền hình tỉnh Bắc Ninh
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 274 | |
Tất cả | 3265684 |