2019-10-01 09:09:26 Số lượt xem 4248
THÀNH ỦY BẮC NINH
BAN TUYÊN GIÁO
 œ
 
 
 
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU
THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 10
(Lưu hành nội bộ)
 
 
 
 
 
                                                    
 
 
 
`
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tháng 10 năm 2019
 
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
I
Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
3
1
Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 10/2019
3
2
Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu 9 tháng đầu năm 2019
4
3

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 – 2021

5
II
Văn bản mới ban hành
6
1

Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền

6
2

Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

6
 
3

·Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

6
 
4

·Kết luận số 55-KL/TW ngày 15/8/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng

7
 
5
Kế hoạch số 0096-KH/TU ngày 3/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng chống "tham nhũng vặt" trên địa bàn tỉnh.
7
 
6
Kết luận số 580-KL/TU ngày 3/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại Thành ủy Bắc Ninh năm 2019.
7
 
7
Kết luận số 599-KL/TU ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của Tổ dân vận ở khu dân cư.
7
8
Kết luận số 600-KL/TU ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện những Nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương về công tác tổ chức cán bộ.
8
9
Kế hoạch số 83 –KH/TU ngày 15/8/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
8
10
Kế hoạch số 87 –KH/TU ngày 26/9/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
8
III
Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
8
1
Công tác xây dựng Đảng
8
2
MTTQ và các đoàn thể Thành phố
8
IV
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
10
1
Phát huy lợi thế dân số vàng
10
2
Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống: Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở Tiền An
11
V
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí theo Di chúc
13
VI
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII
16
         
    I- Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
        1- Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 10/2019
     
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chuyên đề năm 2019  “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng; Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”; 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh của các địa phương, đơn vị; kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ khóa IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024; phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố 9 tháng đầu năm 2019…
- Các chi bộ nông thôn chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng trừ sâu bệnh, tiêu thoát nước kịp thời khi mưa lớn xảy ra, rút nước phơi ruộng khi lúa chín giúp cây lúa chống đổ tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hoạch cuối vụ. Tuyên truyền tập huấn chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật thâm canh phòng trừ sinh vật gây hại trên lúa, hao màu.
 - Đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác VSMT. Tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, dịch tả lợn Châu Phi. Chỉ đạo công tác vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường. Phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi.
- Rà soát, tổng hợp nhu cầu thảm Asphalt các tuyến đường, mở rộng các ngõ xóm trong khu dân cư để tạo thuận lợi cho giao thông, công tác phòng cháy chữa chay, vệ sinh môi trường, đồng thời nghiên cứu đấu nối hệ thống thoát nước để tránh ngập úng, đặc biệt là tại các khu dân cư cũ. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án trong tâm, trọng điểm của tỉnh và Thành phố (các công trình thuộc khu trung tâm TDTT Tỉnh, công viên hữu nghị quốc tế FDI, trung tâm văn hóa thể thao các xã, phường, khu nhà ở tái định cư trong hành lang bảo vệ đê và quỹ đất đấu giá tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại phường Khúc Xuyên, Vạn An,…)
- Kịp thời nắm bắt tình hình và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là những điểm có dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành điểm nóng; tích cực phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc thực hiện thí điểm phạt nguột vi phạm an toàn giao thông trong tháng 10/2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Phối hợp với các ngành, các cấp trong việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2019, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng.
- Chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng, đất dân cư dịch vụ trên địa bàn Thành phố.
- Tuyên truyền một số ngày lễ, ngày kỷ niệm: Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10), ngày phòng cháy chữa cháy Việt Nam (4/10), ngày giải phóng thủ đô (10/10), ngày thành lập Hội nông dân (14/10), ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ; truyền thống các Ban xây dựng Đảng (89 năm ngày truyền thống Ban Dân Vận, Ban Tổ chức; 61 năm truyền thống UBKT)… và các ngày truyền thống của các ngành, đơn vị.
- Nắm bắt tình hình dư luận xã hội, định hướng tư tưởng theo quan điểm, chủ trương của Đảng đồng thời triển khai các nhiệm vụ cụ thể của địa phương, đơn vị.
       
2- Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu 9 tháng đầu năm 2019
       
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn đạt 12,7%. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ước đạt 22.815 t đồng (đạt 75,4% kế hoạch năm).
       
- Cơ cấu kinh tế: Khu vực dịch vụ chiếm 57,57% (tăng 0,46% so với cùng kỳ năm 2018); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 41,63% (gi m 0,24% so với cùng kỳ năm 2018); khu vực nông, lâm nghiệp và thu sản còn 0,80% (giảm 0,22% so với cùng kỳ năm 2018).
       
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 22.013,5 tỷ đồng (đạt 74,3% kế hoạch năm), tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2018.
       
- Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 86.645,2 tỷ đồng, (đạt 75,2% kế hoạch năm) tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
       
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 450 tỷ đồng (đạt 75,4 % kế hoạch năm) giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2018.
         
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2019 ước thực hiện 4.037 tỷ đồng (đạt 88% dự toán giao, thu nội địa bằng 117% so với cùng kỳ năm 2018). Tổng thu ngân sách thành phố ước thực hiện: 2.225 tỷ đồng, (đạt 142% dự toán và bằng 177% so với cùng kỳ năm 2018). Tổng chi ngân sách thành phố ước thực hiện 1.489 tỷ đồng (đạt 95% dự toán và bằng 130% so với cùng kỳ năm 2018) (8) .
       
- Triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
       
- Tích cực thực hiện 49 dự án đất dân cư dịch vụ trên địa bàn 10 xã, phường với tổng số 10.700 lô đất gồm: 41 dự án đã có Quyết định thu hồi đất và giao đất của UBND tỉnh (8.029 lô) và 08 dự án(9) có văn bản khảo sát địa điểm nhưng chưa có Quyết định giao đất của UBND tỉnh (2.671 lô).
      
  - Tăng cường thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.
      
  - Giữ vững giáo dục là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh. Hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia: Mức 1 là 1 trường (MN Công ty May Đáp Cầu); mức 2 là 3 trường (MN Việt Đan, MN Hoa Sữa, MN Kinh Bắc).
       
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 6%.
       
- Giải quyết việc làm cho trên 4.000 lao động (đạt 80% kế hoạch năm).
       
- Triển khai các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
       
- Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
       
- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
       
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, cải cách thủ tục hành chính, k cương k luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền.

3- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 – 2021

Ngày 06/8/2019 của UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 – 2021. Kế hoạch của UBND Thành phố yêu cầu: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp phải quán triệt theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03/01/2014 của Ban Bí thư về triển khai thi hành Hiến pháp, Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 trên địa bàn tỉnh; Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp sâu rộng, hiệu quả trên địa bàn tỉnh, góp phần hình thành nếp sống tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong giai đoạn 2019 – 2021 như Đại hội Đảng các cấp; Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp; Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương...và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Phát huy vai trò của cơ quan tư pháp các cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp trên địa bàn Thành phố.

Kế hoạch đề ra 5 nhiệm vụ và giao chỉ tiêu thực hiện cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, theo đó:         

Về tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân trong toàn Thành phố. UBND Thành phố yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể Thành phố phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và các Luật, Pháp lệnh trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, hội viên, đoàn viên với số buổi ít nhất là 1 lần trong 1 quý. Cấp xã, phường phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp cho các đối tượng thuộc địa phương quản lý, phấn đấu trong ba năm từ 2019 – 2021 tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp cho cán bộ và nhân dân tại 100% các xã, phường.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp trên Đài Phát thanh Thành phố, cổng TTĐT Thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng với nội dung và hình thức phù hợp. Lập chuyên mục “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp 2013” trên cổng thông tin điện tử Thành phố của Sở Tư pháp để giới thiệu nội dung Hiến pháp, các văn bản pháp luật, kết quả triển khai thi hành Hiến pháp trên địa bàn Thành phố và tiếp tục tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp năm 2013 khác phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.

Xác định tuyên truyền phổ biến Hiến pháp là nhiệm vụ chính trị quan trọng, UBND Thành phố giao Phòng Tư pháp – Cơ quan thường trực của Hội đồng PHPBGDPL Thành phố chủ trì tham mưu triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch; phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch; Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và báo cáo UBND Thành phố. Phòng Tài chính Kế hoạch tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch, hướng dẫn Phòng Tư pháp, UBND các xã, phường trong thực hiện các nhiệm vụ chi thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.  Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các đoàn thể nhân dân Thành phố, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố phối hợp với Phòng Tư pháp trong thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch./.       

II- Văn bản mới ban hành
        
1-Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030
       
2-Quy định số 202-QĐ/TW ngày 02/8/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
       
3-Kết luận số 55-KL/TW ngày 15/8/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng
       
Để thực hiện góp phần chuẩn bị thật tốt công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng,  Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
-Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm các quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng theo tinh thần Chỉ thị số
35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị và bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, thăng cấp bậc hàm, chỉ định, giới thiệu, điều động, luân chuyển và thực hiện chính sách đối với cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện (cơ cấu, số lượng, độ tuổi, tín nhiệm...), quy trình, chế độ, chính sách theo đúng quy định hiện hành. Kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín...; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm"; thiếu gương mẫu, không sẵn sàng chấp hành sự phân công, điều động của cấp có thẩm quyền; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát tiền bạc, tài sản của Nhà nước; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện "chạy chọt, vận động, tranh thủ lẫn nhau"; thiếu tích cực trong công tác, sợ trách nhiệm, "dĩ hoà vi quý"... và những biểu hiện khác được nêu trong Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.
- Phải tuân thủ các nguyên tắc của Đảng; bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo có thẩm quyền; đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng và cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ; bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; đề cao trách nhiệm cá nhân trong thảo luận và quyết định theo đa số.
Đối với những việc khó, phức tạp, nhạy cảm hoặc ở những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết thì càng phải giữ vững nguyên tắc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, thực hiện nghiêm quy chế, quy định.
- Giao Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương và cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ các cấp tiến hành rà soát, thẩm tra, thẩm định, kết luận rõ tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ thuộc thẩm quyền; đề xuất cụ thể mức độ sử dụng, bố trí để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị "Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng".
- Giao Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, các ban đảng ở Trung ương và các cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ theo quy định hiện hành và Kết luận này; kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả thực hiện và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm.
4-Quyết định số 1195-QĐ/UBKTTW ngày 11/6/2019 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với đảng viên
5-Kế hoạch số 0096-KH/TU ngày 3/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phòng chống "tham nhũng vặt" trên địa bàn tỉnh.
6- Kết luận số 580-KL/TU ngày 3/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết quả kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại Thành ủy Bắc Ninh năm 2019.
7-Kết luận số 599-KL/TU ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động của Tổ dân vận ở khu dân cư.    
8-Kết luận số 600-KL/TU ngày 13/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện những Nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương về công tác tổ chức cán bộ.        
9- Kế hoạch số 83 –KH/TU ngày 15/8/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 29 –NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.       
10- Kế hoạch số 87 –KH/TU ngày 26/9/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
 III- Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị      
1- Công tác xây dựng Đảng
Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm BDCT Thành phố tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm sau: đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2019; tuyên truyền những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2018; chủ đề công tác năm 2019, 05 quyết tâm chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/9/2019 của BTV Thành ủy…Biên tập và xuất bản Bản tin thành phố, duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử Thành ủy.Duy trì tổ chức Lễ chào cờ vào tuần đầu tiên hàng tháng, đến nay đã có 22 chi, đảng bộ tổ chức Lễ Chào cờ. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục bổ sung, tái bản lịch sử Đảng bộ. Tổ chức thành công Hội thi báo cáo viên giỏi cấp Thành phố năm 2019. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ; kết nạp Đảng, chuyển đảng chính thức đảng viên dự bị; thẩm định quy trình... Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra; xem xét giải quyết theo thẩm quyền và chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân vận, đồng thời tổ chức việc sơ, tổng kết định kỳ theo quy định;tiếp tục hướng dẫn đẩy mạnh việc triển khai Chương trình “10 phút góp phần làm sạch thành phố”. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức các Hội nghị; chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW về công tác tiếp dân và xây dựng lịch tiếp dân của các đồng chí Thường trực Thành ủy theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ gửi nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng, xử lý phát hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận và xử lý   kịp thời công văn đến, phát hành văn bản đi của cấp ủy, đảm bảo đúng thể thức, hạn chế sai sót.  Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch. Tổ chức Hội nghị thông tin thời sự; cấp phát Bản tin sinh hoạt chi bộ, cuốn tài liệu tham khảo dành cho báo cáo viên.
       
2- MTTQ và các đoàn thể Thành phố
        
  * Ngày 10/9, Hội LHPN thành phố Bắc Ninh phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho 112 cán bộ Hội cơ sở nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, từng bước chuẩn hoá, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội. Tham gia lớp tập huấn, các cán bộ Hội cơ sở được truyền đạt 14 chuyên đề về: Nhiệm vụ của tổ chức Hội cơ sở và chi hội trưởng; Hướng dẫn phát triển, quản lý hội viên ở chi hội/ tổ phụ nữ; Công tác thu, chi hội phí, quỹ Hội; Hướng dẫn kỹ năng điều hành sinh hoạt ở chi hội/ tổ phụ nữ, sinh hoạt câu lạc bộ; Kỹ năng nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam; Hướng dẫn giải quyết đơn thư, khiếu nại ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; Hướng dẫn xây dựng và tuyên truyền điển hình tiên tiến; Công tác phòng chống tội phạm và đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em; Tuyên truyền, vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc; Vận động phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế bảo vệ môi trường; Kỹ năng xử lý tình huống trong công tác Hội; Kỹ năng tư vấn cho địa chỉ tin cậy; Một số chính sách tôn giáo mới; Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
         
*Ngày 10/9, Thành đoàn Bắc Ninh tổ chức hội nghị tổng kết chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2019; Kỷ niệm 20 năm chiến dịch thanh niên tình nguyện hè (1999 - 2019); Trao giải cuộc thi tìm hiểu "65 năm ngày giải phóng thành phố Bắc Ninh" và ra mắt CLB STEM thành phố Bắc Ninh. Chiến dịch TNTN hè năm 2019 đã thu hút nhiều lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia thực hiện nhiều công trình, phần việc thanh niên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Các hoạt động tình nguyện tập trung vào 6 chiến dịch cụ thể như: Tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; bảo vệ môi trường; chăm sóc sức khỏe cộng đồng; phối hợp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; tư vấn, hướng nghiệp cho ĐVTN...
         
Nội dung của chiến dịch được triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu đề ra, nhất là các hoạt động tình nguyện chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đảm bảo an sinh xã hội, tình nguyện vì cộng đồng. Đặc biệt, chung tay thực hiện chủ đề công tác năm 2019 của thành phố Bắc Ninh về hành động vì môi trường. Ban Thường vụ Thành đoàn đã thành lập và ra mắt mô hình "Hãy cho tôi xin rác" và đội thanh niên tình nguyện "Chống rác thải nhựa". Trong năm đã tổ chức 358 "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày Chủ nhật xanh", hành động vì môi trường xanh, làm sạch ruộng đồng, chống rác thải nhựa. Ngoài ra phong trào tuổi trẻ thành phố Bắc Ninh với Địa chỉ đỏ yêu thương tiếp tục được duy trì và phát triển. Nhân kỷ niêm 72 năm Ngày TBLS, tuổi trẻ thành phố đã hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách, Mẹ VNAH, tham gia 86 ngày công chăm sóc cây xanh, quét dọn Nghĩa trang, Đài tưởng niệm liệt sỹ đã thu hút 8.000 lượt đoàn viên thanh niên tham gia. Bên cạnh đó, còn phối hợp với Công an Thành phố xây dựng công trình Thanh niên "Lọ hoa tri ân" tại 100% phần mộ tại nghĩa trang liệt sỹ Thành phố...Qua các hoạt động ở chiến dịch hè năm 2019, có 26 đoàn viên ưu tú được giới thiệu tham gia các lớp nhận thức về Đảng, 15 đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng, kết nạp mới 238 đoàn viên; tổ chức và tham gia 5 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho 373 cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong Thành phố.
         
IV- Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
         
1- Phát huy lợi thế dân số vàng
         
Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhấn mạnh: Phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.
           
Việt Nam đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” với 69% dân số trong tuổi lao động. Vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết được những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội vàng mà cơ cấu “dân số vàng” mang lại. Đây được xem là cơ hội thuận lợi để nâng cao hiệu quả lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
         
LỢI THẾ TO LỚN CỦA CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG
         
Ðặc điểm nổi bật trong thời kỳ “cơ cấu vàng” là dân số có khả năng lao động (từ 15 đến 64 tuổi) chiếm tỷ lệ cao, hiện nay chiếm khoảng 69% tổng dân số. Đây là thời kỳ mang lại cơ hội lớn để nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực - yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
         
Từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0-14 tuổi và nhóm dân số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Theo các nhà nhân khẩu học, cơ cấu “dân số vàng” thường kéo dài từ 30 - 35 năm, thậm chí là 40 - 50 năm. Điều đó đồng nghĩa với chừng ấy thời gian đất nước có được lực lượng lao động trẻ hùng hậu, đủ sức làm xoay chuyển nền kinh tế đất nước nếu chúng ta biết khai thác tối đa nguồn tài nguyên quý giá này.
         
Nhiều quốc gia châu Á đã biết tận dụng triệt để cơ hội “dân số vàng” để tạo nên những kỳ tích trong phát triển kinh tế, đóng góp khoảng 1/3 vào tăng trưởng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Riêng Trung Quốc, cơ hội này đã mang lại 15% tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm qua. Thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” là một cơ hội hiếm hoi và đây chính là cơ hội để Việt Nam cất cánh như một số nước trong khu vực đã nói trên.
         
Trong thời kỳ này giúp đất nước cải thiện năng suất lao động, vì cơ hội này sẽ không quay trở lại, nếu có phải ít nhất 100 - 200 năm sau. Với tổng số dân Việt Nam khoảng 96 triệu người, hiện nay số người trong độ tuổi lao động ở nước ta đã trên 64 triệu người. Đây là dư lợi lớn của “dân số vàng” cho tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, với khoảng một nửa dân số trong độ tuổi lao động dưới 34 tuổi là thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học, kỹ thuật và linh hoạt trong chuyển đổi nghề.
         
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI THÁCH THỨC
         
Mỗi năm, nước ta có từ 1,5 - 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên lực lượng này vẫn chưa tạo nên sức bật cho nền kinh tế, vì có trên 70% là lao động giản đơn. Sự thiếu hụt trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch... là những thách thức không nhỏ đặt ra cho giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”.
         
Theo một thống kê năm 2015 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, người có bằng cấp càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Trong khi đó, người không có bằng cấp lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Với xu hướng già hóa dân số ngày càng nhanh trong tương lai, thâm hụt của nhóm cao tuổi ngày càng tăng thì thách thức chính sách đảm bảo an sinh xã hội là không nhỏ. Do đó, cơ hội chuyển thành “dư lợi dân số” chỉ còn vài năm nữa, nếu không thay đổi năng suất lao động thì dư lợi dân số đang dương sẽ trở về 0, sau đó sẽ là số âm trong những năm tiếp theo.
         
Về thực trạng cơ cấu lao động hiện nay, ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho hay, tỷ trọng lao động của ngành nông, lâm, thủy sản trong tổng số lao động của nền kinh tế vẫn đang có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng lao động của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng dần.
         
Nếu giai đoạn “dân số vàng” diễn ra trùng với thời kỳ kinh tế ổn định, hệ thống giáo dục đảm đương tốt việc cung cấp tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, thì sẽ trở thành động lực mạnh của nền kinh tế. Ngược lại, nếu cơ hội không được chớp lấy thì đất nước phải đối mặt với những thách thức mới. Mà trước tiên là lực lượng đông đảo trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, người thất nghiệp dễ mắc tệ nạn xã hội, trở thành gánh nặng cản trở sự phát triển của đất nước. Như vậy, “dân số vàng” sẽ không có giá trị nếu không thực sự “vàng” về tri thức và tay nghề.
         
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đó là, duy trì vững chắc mức sinh thay thế nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá trình “già hóa dân số”; tăng cường cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị tăng cao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụng nhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động… Đặc biệt tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông qua chương trình phối hợp liên ngành cũng như vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân./.
         
2- Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống: Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu ở Tiền An
         
Thực hiện Quy định 101-QĐ/TW ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp” gắn với Quy định 55-QĐ/TW ngày 19-12-2016 của Bộ Chính trị “Về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên” và mới đây là Quy định 08-QĐ/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, Đảng bộ phường Tiền An (thành phố Bắc Ninh) tích cực triển khai thực hiện bằng nhiều giải pháp sáng tạo, phù hợp.
         
Đảng bộ phường Tiền An hiện có 468 đảng viên sinh hoạt tại 10 chi bộ. Nhiều năm trở lại đây, Đảng bộ luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của thành phố Bắc Ninh trong các phong trào thi đua. Người có công đầu phải kể đến Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nguyễn Tuấn Minh. Với kinh nghiệm gần 15 năm đảm nhận các cương vị người đứng đầu Đảng bộ, chính quyền phường, đồng chí luôn nêu cao vai trò gương mẫu, trách nhiệm, điều hành mọi công việc của phường tạo được tin tưởng, đồng thuận của nhân dân.
         
Đồng chí Bí thư Đảng ủy phường chia sẻ: “Là 1 trong những phường trung tâm của thành phố nên công việc liên quan đến giao tiếp, ứng xử với nhân dân diễn ra thường xuyên. Hằng ngày, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đến trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND phường để liên hệ, giải quyết công việc, các thủ tục giấy tờ thuộc các lĩnh vực khác nhau khá đông. Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong giải quyết công việc cho dân. Cùng với đó, muốn nhân dân tin và theo trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó, lắng nghe, sâu sát, gần gũi nhân dân. Mọi công việc từ lớn đến nhỏ mình không chỉ điều hành mà phải bắt tay cùng làm, làm trước làm gương cho mọi người”. 
         
Tại phường Tiền An, việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu được thể hiện rõ ở việc mỗi cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ đều nêu cao tính tiền phong, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các việc mới, nhiệm vụ khó… để làm gương cho nhân dân noi theo. Điển hình như việc chỉnh trang nhà văn hóa tại các khu dân cư, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang… Bản thân các đồng chí cán bộ, đảng viên và gia đình gương mẫu đi đầu trong chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của địa phương. Từ việc chấp hành tốt của bản thân và gia đình, mỗi cán bộ, đảng viên khi thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện các công việc, các phong trào, cuộc vận động đều đạt hiệu quả cao như: Thực hiện nếp sống văn minh đô thị, bảo đảm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường... 
         
Trong sinh hoạt chi bộ, đối với việc tự phê bình và phê bình cũng được mỗi đảng viên chú trọng, coi đó là việc làm thường xuyên, cần thiết để đồng chí của mình tiến bộ. Những nhận xét, góp ý cũng trên tinh thần khách quan, thẳng thắn để người có khuyết điểm tiếp thu, sửa chữa. Biểu hiện rõ nhất của việc thực hiện nêu gương ở Đảng bộ phường Tiền An chính là việc người dân đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ. Nhờ vậy, phường nhiều năm liền không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn thư vượt cấp. Đảng bộ phường cũng là tổ chức cơ sở đảng nhiều năm liền luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Vừa qua, trong buổi làm việc với phường Tiền An về thực hiện công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIII đánh giá cao cách làm sáng tạo trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. “Với những việc đã và đang triển khai như sinh hoạt tư tưởng dưới cờ vào sáng thứ Hai hằng tuần; “Cùng em đến trường”; mô hình “gần dân, sát dân, lắng nghe tâm tư, tình cảm phản ánh của cử tri và nhân dân” để tập trung tháo gỡ được những vấn đề từ cơ sở; xây dựng khu phố văn hóa, tuyến phố văn minh,… Tiền An xứng đáng là địa phương tiên phong về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh”.
         
Nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, thời gian tới, Tiền An tiếp tục chỉ đạo các chi bộ, tổ chức đảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Quy định số 101 của Ban Bí thư, Quy định số 08 của BCH Trung ương và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên, giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện cho cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng,... Qua đó, để mỗi người đề cao trách nhiệm nêu gương, tạo sức lan toả và sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, góp phần xây dựng khối đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ.
         
V-Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí theo Di chúc
         
Đọc lại những dòng “về việc riêng” trong Di chúc, ta thấy thấm thía hơn về bài học thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong hoàn cảnh hiện nay.
         
Chỉ dành vài dòng nói “về việc riêng” của mình, Di chúc của Người đã gây xúc động mạnh mẽ hàng triệu trái tim nhân dân Việt Nam và sự ngưỡng mộ của triệu triệu trái tim nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân. Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là “hoả táng”. Tôi mong rằng cách hoả táng sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn ruộng. Khi ta có điện thì điện táng càng tốt hơn”(1).
         
Những lời dặn của Người trước lúc đi xa là việc rất riêng tư, nhưng vẫn vì công việc chung của đất nước, vì tình thương yêu vô hạn với đồng bào, tất cả đang vì tiền tuyến, vì tương lai phát triển của đất nước. Đó là những lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vô cùng sâu sắc.
         
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn là tấm gương mẫu mực chăm lo đến việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí.     Là một lãnh tụ cách mạng luôn vì nước vì dân, vừa lo cho cuộc kháng chiến vừa lo cho đời sống của người dân: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng”. Chỉ một ngày sau khi thành lập nước, trong số những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã nhấn mạnh: “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện, nó đã dùng mọi thủ đoạn hủ hóa dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Tôi đề nghị giáo dục lại tư tưởng nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”(2).
         
Theo Hồ Chí Minh, thực hành cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đạo đức cách mạng, như là: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người”(3). Người đã chỉ ra một cách cụ thể tiết kiệm là gì? Vì sao phải tiết kiệm? ai cần tiết kiệm? và rằng “cần với kiệm phải đi đôi với nhau”. Cần mà không kiệm thì cũng giống như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào chảy ra chừng ấy, không lại hoàn không”. Trên thực tế, một dân tộc, một tổ chức, đơn vị hay một gia đình biết cần, kiệm, biết liêm là một nơi giầu có về vật chất, mạnh mẽ về tinh thần; là một nơi văn minh tiến bộ. Nếu mỗi người đều gương mẫu tiết kiệm thì của cải dần dư thừa.       Một người như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ sẽ bớt được một số tiền đáng kể, lấy ở mồ hôi nước mắt dân nghèo mà ra. Người dạy: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, khi không cần tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. Như thế mới đúng là tiết kiệm”(4).
         
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, bởi chứa đựng sự tôn trọng công sức của người dân: “Một hột gạo, một đồng tiền, tức là một số mồ hôi nước mắt của đồng bào”. Đi đôi với việc thực hành tiết kiệm, phải chống lãng phí, chống bệnh quan liêu vì theo Bác, ruộng đất, máy móc không tự nó làm ra của cải mà phải do sức lao động của con người sáng tạo nên. Do đó, nếu làm ra được bao nhiêu lại tiêu xài hết bấy nhiêu thì không lại hoàn không; sản xuất mà không tiết kiệm thì như gió vào nhà trống.
         
Tuy không trộm cắp của công như tham ô nhưng lãng phí cũng làm cho nhân dân và chính phủ thiệt thòi, hao tổn, kết quả thì lãng phí cũng có tội như tham ô. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nghiêm khắc phê phán những việc làm gây ra sự lãng phí, tổn thất về thời gian, sức lao động, tiền bạc của nhân dân và nhà nước. Bác chỉ rõ nguồn gốc của việc gây ra bệnh lãng phí, đó là bệnh quan liêu. Hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo, hoặc tính toán không cẩn thận; hoặc vì bệnh hình thức xa xỉ, phô trương; hoặc vì thiếu tinh thần bảo vệ của công. Vì thế, phải kiên quyết chống bệnh lãng phí, chống thói họp lu bù, chống việc làm ẩu để sản phẩm làm ra không sử dụng được; chống việc liên hoan ăn uống bừa bãi. Hoang phí cũng là một tội ác bởi chính nó đã góp phần không nhỏ trong việc gây nên những tiêu cực trong xã hội.
         
Muốn làm tốt việc tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu thì cán bộ đảng viên phải gương mẫu thực hành trước và phải biến nó thành phong trào quần chúng rộng rãi. Trong buổi bế mạc Hội nghị cán bộ lần thứ 6 của Đảng, ngày 18-1-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước… Hô hào tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã”(5).
         
Không chỉ dừng lại ở những lời dạy về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Bác còn là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính để toàn Đảng, toàn dân học tập noi theo.
        
  Trong cuộc sống hàng ngày, Bác đều “không một chút riêng tư”, không giành cho mình một sự ưu đãi nào. Điều đó không chỉ thể hiện trong tác phong, lối sống mà còn thể hiện trong tác phong làm việc có kế hoạch và khoa học; trong việc sử dụng cán bộ. Từ việc ăn ở, sinh hoạt, hội nghị, tiếp khách đến việc đi công tác, thăm hỏi động viên phong trào, Bác đều thể hiện rất rõ tinh thần tiết kiệm, tránh lãng phí xa hoa, vì theo Bác, đó cũng là tội ác, một thứ giặc nội xâm vì nó rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cá nhân, đến bệnh ích kỷ, hẹp hòi.
         
Năm tháng trôi qua, những lời dạy, lời căn dặn của Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí vẫn là “nhiệm vụ cấp bách, phải giáo dục lại cán bộ, đảng viên và nhân dân chúng ta”. Từng tổ chức Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện và “khéo tổ chức”, vì “khéo tổ chức” thì tiết kiệm được sức lực, thời giờ và vật liệu, tránh được lãng phí xa hoa, gây tốn kém tiền của của nhân dân.
Đáng tiếc, trong 50 năm thực hiện Di chúc của Người, chúng ta chưa thật “khéo tổ chức” thực hành tiết kiệm, chống lãng phí xa hoa, để cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hình thành các nhóm lợi ích, tự tung tự tác, tham ô, lãng phí, gây thất thoát nhiều tài sản của nhân dân. Điều quan trọng là làm suy thoái đạo đức lối sống, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Tham ô, lãng phí, tham nhũng đã trở thành vấn đề nhức nhối, là kẻ thù nội xâm số một của nhân dân ta hiện nay.
         
Để giải quyết vấn nạn này, Đảng ta đã thể hiện rõ quyết tâm chính trị, lãnh đạo  thực hiện nghiêm túc “Luật phòng chống tham nhũng” và “Luật  thực hành tiết kiệm, chống lãng phí’’ (được thông qua tại kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XI, ngày 29-11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2006) và tiếp tục  sửa đổi (Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13). Sau hơn 12 năm thực hiện, chúng ta đã đạt được những kết quả nhất định.
         
Những năm gần đây, nhất là từ sau Đại hội XII của Đảng, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận, phấn chấn trong nhân dân.
         
Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến hết năm 2018, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã tổ chức kiểm tra, hàng ngàn tổ chức cơ sở Đảng. Trong đó, đã phát hiện, xử lý và thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng, xử lý kỷ luật 53.107 cán bộ, đảng viên. Việc xử lý “không có vùng cấm” đã đem lại hiệu quả rõ rệt, được nhân dân đánh giá cao và đồng tình ủng hộ. Qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đã thu hồi về ngân sách nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng, hàng chục nghìn ha đất; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ hơn 300 văn bản quản lý nhà nước không còn phù hợp trên các lĩnh vực; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm, chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường an ninh - quốc phòng, đối ngoại một cách tích cực. 
         
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác, Đảng ta quyết tâm “thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng lãng phí”, coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú trọng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Phải kiên trì rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Trước hết là phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, đấu tranh với tham nhũng, lãng phí; trọng liêm sỉ, danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân tham nhũng, lãng phí”(6).
           
Đây cũng là nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng. Thực hiện được điều đó, không những có ý nghĩa với chúng ta hôm nay mà còn có ý nghĩa, tác dụng to lớn cho các thế hệ mai sau để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới, thỏa lòng mong muốn của Người trước lúc đi xa./.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, H, 2011, t.15, tr. 613.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr. 7
(3) (4) (5) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 6, tr. 117, 123,16.
(6) Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, ngày 25-6-2018, báo Nhân dân, ngày 25-6-2019.
         
VI- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Những âm mưu chống phá trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XIII
           
Mục tiêu xuyên suốt không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thời gian gần đây, nhất là khi chúng ta đang chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng càng đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” một cách toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực tư tưởng chính trị, kinh tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh, nguyên tắc tổ chức, cán bộ, công tác nhân sự đại hội...
         
Có thể nói, chủ nghĩa đế quốc là lực lượng đi đầu thúc đẩy chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam rất quyết liệt, nhưng không ra mặt trực diện, mà hoạt động ngấm ngầm thông qua lôi kéo, liên kết, hợp tác để từng bước “thẩm thấu, chuyển hóa” (hợp tác để chuyển hóa), sử dụng thế lực phản động ngoài nước câu kết với nhóm phản động và những kẻ cơ hội trong nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, một số đảng viên thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cũng hùa theo các luận điệu của các thế lực thù địch, phản động, hòng làm cho tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam trở nên phức tạp.
         
Với việc sử dụng thủ đoạn là tập trung tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ XHCN; xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bôi đen hình ảnh, thành tựu của đất nước, hình ảnh lãnh tụ; lợi dụng những hạn chế, thiếu sót của ta để “chính trị hóa” các vấn đề về kinh tế-xã hội, từ đó tác động, làm thay đổi nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; ra sức kêu gọi thúc đẩy “dân chủ đa nguyên”, thay đổi thể chế chính trị, đổi tên Đảng, tên nước, sửa cương lĩnh, hiến pháp, “phi chính trị hóa” quân đội, công an; thực hiện “tam quyền phân lập” ở Việt Nam… Triệt để lợi dụng công cụ truyền thông, báo chí, không gian mạng và coi đây là ưu thế, mũi nhọn, phương tiện, chất xúc tác để chuyển hóa, gây rối loạn nhận thức tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, dẫn dắt phong trào “bất tuân dân sự” chống Đảng, chống Nhà nước XHCN...Chính vì vậy, đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước việc chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
         
Để công tác đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có hiệu quả, các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau đây:
         
Một là, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, ban chỉ đạo, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quan tâm lãnh đạo toàn diện lý luận chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí; tích cực đấu tranh trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Tức là phải phát huy vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu, nhất là cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí, các học viện, nhà trường, đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên.
         
Duy trì, tổ chức thực hiện tốt việc đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy các cơ quan báo chí làm nòng cốt để vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, đồng thời định hướng dư luận xã hội. Đồng thời, thiết lập các trang, nhóm, tài khoản mạng xã hội nhằm tiếp cận, chia sẻ thông tin tham gia đấu tranh phản bác trên internet, mạng xã hội với các hình thức, phương pháp linh hoạt; chú trọng chia sẻ thông tin tích cực, bài viết chuyên sâu của các cơ quan báo chí, học viện, nhà trường tạo “dòng chủ lưu” thực hiện phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực”.
         
Hai là, thường xuyên bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội. Với phương châm chỉ đạo công tác tư tưởng phải đi trước, đón đầu; không để “khoảng trống” thông tin để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 35 các cấp cần quan tâm biên soạn các tài liệu chuyên khảo, tham khảo, xây dựng ngân hàng comment làm tài liệu phục vụ tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng đấu tranh cho các lực lượng.
         
Thực hiện tốt việc cung cấp thông tin cho cán bộ theo định kỳ, gặp mặt các đồng chí cán bộ nghỉ hưu, nghỉ công tác hằng năm; chủ động gặp các cán bộ có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận về nhận thức và hành động.
         
Ba là, thường xuyên tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các lực lượng chức năng, lực lượng nòng cốt chuyên sâu, các hội nghị rút kinh nghiệm và các cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Với phương châm vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cấp ủy, tổ chức đảng cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức các cuộc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội nghị rút kinh nghiệm theo hướng thiết thực, hiệu quả, “cầm tay, chỉ việc”.
         
Chú trọng tổ chức một số cuộc “diễn tập” đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội làm cơ sở cho các lực lượng hoàn thiện, phát triển kỹ năng đấu tranh.
         
Lực lượng đấu tranh nòng cốt chuyên sâu phải thường xuyên được trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn. Các thông tin đấu tranh phải trung thực, khách quan, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, của đất nước, mang tính Đảng, tính khoa học, tính xây dựng cao.
         
Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị điện tử phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên internet, mạng xã hội. 
         
Ở tầm vĩ mô: Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin phong phú, hiện đại, có khả năng tiếp cận, xử lý và khuếch tán vào dòng thông tin truyền thống quốc tế với lượng thông tin đủ lớn, đủ mạnh để tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
         
Ở tầm vi mô: Cần tăng cường và đổi mới cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm phát huy tính hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông, hòa nhập vào trình độ kỹ thuật thông tin thế giới. Các bộ, ngành chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan cần nghiên cứu, tổ chức triển khai hệ thống giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế để phục vụ việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý các nguồn tán phát thông tin tiêu cực, xấu độc, sai sự thật, nhằm tạo môi trường thông tin trung thực, khách quan.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên cần được triển khai đồng bộ, có hệ thống các chủ trương, giải pháp.
         
Thực hiện tốt những vấn đề cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hữu hiệu, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, nhất là khi Đảng ta chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII./.
 
Ban Biên tập 
         
 
 
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online74
Tất cả2593023