2019-05-30 10:32:41 Số lượt xem 2436
THÀNH ỦY BẮC NINH
BAN TUYÊN GIÁO
 
 
 
 
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU
THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 6
(Lưu hành nội bộ)
 
 
 
 
 
                                                    
 
 
 
`
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tháng 6 năm 2019
 
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
I
Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
3
1
Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2019
3
2
Kết quả bước đầu thực hiện 5 quyết tâm chính trị của thành phố năm 2019
3
3
Tuyên truyền “tháng hành động vì trẻ em” năm 2019.
4
II
Văn bản mới ban hành
4
1
Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi
4
2
Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 15/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
4
 
3
Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
5
 
4
Hướng dẫn số 91 -HD/BTGTW ngày 22/4/2019 của Ban Tuyên giáo trung ương về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”
5
 
5
Chỉ thị số 34 –CT/TU ngày 21/5/2019 của BTV Tỉnh ủy Bắc Ninh v/v tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh
5
 
6
Quyết định số 222/QĐ –UBND ngày 9/5/2019 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019 - 2025
6
 
7
Thông báo Kết luận số 576 -TB/TU ngày 14 tháng 5 năm 2019 của BTV Thành ủy v/v tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố
7
 
8
Kết luận số 100-KL/TU ngày 25 tháng 4 nám 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương lập, thẩm định, phê duyệt 07 đồ án quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
7
9

Kế hoạch số 42 -/KH – UBND ngày 6/5/2019 của UBND Thành phố triển khai thực hiện “Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”

7
10

Kế hoạch số 43 -/KH – UBND ngày 13/5/2019 của UBND Thành phố về tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng thành phố Bắc Ninh (8/8/1954-8/8/2019) và công bố Nghị quyết của UBTV Quốc hội về thành lập 03 phường

7
III
Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
7
1
Công tác xây dựng Đảng
7
2
MTTQ và các đoàn thể Thành phố
7
IV
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
8
1
Một số kết quả sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “công tác lý luận và định hướng đến năm 2020”
8
2
Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống
11
V
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
Từ Chỉ thị 03 đến Chỉ thị 05: Học Bác phải đi vào thực chất
12
VI
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:
Thành tựu xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam
14
        I -Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
        1- Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2019
  (1) Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của tỉnh như: Chỉ thị 05-CT/TW về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chuyên đề năm 2019  “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng; Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”…Đồng thời biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 –CT/TW của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuyên truyền về kết quả Đại hội MTTQ thành phố Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2019-2024.

          (2) Chỉ đạo triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2019 với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động hè cho thanh thiếu niên đảm bảo vui tươi, an toàn, bổ ích; tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác vệ sinh môi trường, chỉ đạo xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn; tăng cường công tác phòng, chống dịch bện mùa hè, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khống chế không để dịch lây lan. Tuyên truyền về một số điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo về sửa đổi Quy chế thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp THPT quốc gia.

(3) Các chi bộ nông thôn chỉ đạo thu hoạch lúa vụ đông xuân và rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch để sớm phục vụ sản xuất vụ hè thu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm Luật Đê điều và công trình thủy lợi, không để phát sinh vi phạm mới; thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra, xử lý tình trạng tập kết cát, sỏi trong hành lang đê, yêu cầu các chủ bến bãi thực hiện giải tỏa các vật liệu xây dựng trên bãi, hạ thấp độ cao bãi tập kết góp phần phòng chống lụt bão có hiệu quả...
(4) Tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là những đơn vị có bếp ăn tập thể và chế độ ăn trong các trường học trên địa bàn.
(5) Kịp thời nắm bắt tình hình và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là những điểm có dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành điểm  nóng; tích cực phong chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng, đất dân cư dịch vụ trên địa bàn Thành phố.
  2- Kết quả bước đầu thực hiện 5 quyết tâm chính trị của thành phố năm 2019
- Trồng mới 14.498 cây xanh đô thị, đạt 90,61% kế hoạch năm.Trong đó công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị trồng 12.214/11.500 cây,cây tại các dự án do các chủ đầu tư, UBND các xã phường thực hiện, thực hiện theo tiến độ dự án trồng 2.284/4500 cây.
- Tiếp tục triển khai xây mới 18 trường học. Cải tạo, sửa chữa 02 trường học. Đảm bảo 100% trường học có nhà vệ sinh, đèn chiếu sáng lớp học đạt chuẩn.
- Thống nhất 110 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong đó có 8 điểm đã được quy hoạch và xây dựng. Giao UBND các xã, phường chủ động tiếp tục cải tạo, chỉnh trang các hạng mục, công trình cần đầu tư đối với 11 điểm tập kết rác thải sinh hoạt nông thôn đã xây dựng để đưa và sử dụng hiệu quả, thời gian xong trong tháng 8 năm 2019. Tiếp tục xây dựng 60% khu dân cư đạt tiêu chí “khu dân cư sạch”.
- Tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng, nâng cấp 14 Trung tâm Văn hóa thể thao xã, phường và các điểm vườn hoa, tập luyện thể dục thể thao và vui chơi giải trí; Thành lập 03 tổ công tác tại Quyết định số 1033/QĐ-UBND ngày 03/5/2019 để tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác GPMB trung tâm văn hóa thể thao xã, phường.
- Đã rà soát báo cáo xin chủ trương khảo sát của UBND tỉnh và Sở Xây dựng tỉnh đối với 47 vị trí tại 13 xã, phường (tổng diện tích 16,51ha) để quy hoạch làm bãi đỗ xe tĩnh.
3. Tuyên truyền tháng hành động vì trẻ em
Ngày 15/5/2019, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND về triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2019.
Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 được triển khai trong thời gian từ ngày 15/5 đến 05/6/2019 với các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin về pháp luật, chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đăng tải các thông điệp, khẩu hiệu của Tháng hành động, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Cùng với đó, tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè, văn hóa, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao, du lịch, tham quan, giao lưu với nội dung bổ ích; tổ chức Diễn đàn trẻ em, trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, phòng chống bạo lực, xâm hại và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
Ngoài ra, tổ chức trao tặng quà, xe đạp, học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nhân dịp Tháng hành động vì trẻ em và ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6. Đồng thời, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các hình thức hỗ trợ khác dành cho trẻ em.
Với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, Tháng hành động vì trẻ em năm 2019 tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các chính sách, chương trình và vận động xã hội để giảm khoảng cách về cơ hội phát triển và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nước sạch và các dịch vụ phúc lợi xã hội của trẻ em. Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…
II- Văn bản mới ban hành
1-Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi
2- Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 15/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050
 -Điều chỉnh phạm vi và ranh giới quy hoạch: Phạm vi lập quy hoạch, ranh giới điều chỉnh quy hoạch được điều chỉnh từ 3 đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, và 03 xã của huyện Quế Võ thành 05 đơn vị hành chính thành phố Bắc Ninh, huyện Tiên Du, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, và huyện Yên Phong
 -Điều chỉnh quy mô quy hoạch: Diện tích quy hoạch từ 26.326 ha thành khoảng 49.137 ha; dự báo dân số đến năm 2035 khoảng 1.340.000 đế khoảng 1.430.000 người.
 -Điều chỉnh thời gian lập quy hoạch: Từ ngắn hạn đến năm 2020, dài hạn đến năm 2030, tầm nhìn quy hoạch đến năm 2050 thành ngắn hạn đến năm 2022, dài hạn đến năm 2035, tầm nhìn quy hoạch đến năm 2050
 -Điều chỉnh mục tiêu quy hoạch: Xây dựng và phát triển đô thị Bắc Ninh trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương, làm tiền đề để xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
 -Điều chỉnh, bổ sung tính chất quy hoạch: Là một trọng tâm kinh tế thuộc vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trung tâm phát triển: Công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch và kinh tế tri thức.
 -Điều chỉnh, bổ sung tâm nhìn quy hoạch đến năm 2050: Trở thành đô thị thông minh, đô thị lớn trong vùng Thủ đô, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các đô thị khác trong nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
-Rà soát, dự báo, đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch đáp ứng các tiêu chí đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 1210/2016/QĐ-UBTVQH13 ngày 25/5/2016, các tiêu chuẩn của thành phố Trực thuộc Trung ương.
3-Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
4- Hướng dẫn số 91 -HD/BTGTW ngày 22/4/2019 của Ban Tuyên giáo trung ương về học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại đảng trong tình hình mới”
5- Chỉ thị số 34 –CT/TU ngày 21/5/2019 của BTV Tỉnh ủy Bắc Ninh v/v tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh
 Trong thời gian qua bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, chưa có vacxin phòng dịch và không có thuốc chữa trị; chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, không đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng trại và môi trường, đặc biệt rất khó khăn trong khâu kiểm soát dịch bệnh; làm ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi, gây tổn thất lớn về kinh tế, đời sống hộ chăn nuôi, ngân sách nhà nước, ảnh hưởng lớn đến môi trường và công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi. Vì vậy phòng, chống và tổ chức khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi là công việc cấp bách, quan trọng phải được tập trung ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị trong tình hình hiện nay.
 Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, cơ quan đơn vị liên quan tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng vào cuộc thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
 -Các cấp uỷ đảng, chính quyền, sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 20-5-2019 của Ban Bí thư TW Đảng; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, công điện của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, cần ưu tiên hiện nay. Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, nêu cao vai trò trách nhiệm của tập thể cấp ủy, người đứng đầu cấy ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và tổ chức xã hội, tránh tình trạng ỷ lại, gian lận, lợi dụng tiêu hủy lợn để trục lợi lấy tiền hỗ trợ của nhà nước; quyết tâm khống chế bệnh dịch trong thời gian nhanh nhất để tiếp tục ổn định phát triển kinh tế - xã hội.
 -Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương vào cuộc, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ; tổ chức triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi và kịp thời kiểm soát lây lan; rà soát, chấn chỉnh và thực hiện nghiêm quy trình của tất cả các khâu trong công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tránh để dịch bệnh lây lan; nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tài chính phù hợp và có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ việc hỗ trợ.
 Chỉ đạo Sở Nội vụ tham mưu nghiên cứu đề xuất củng cố, kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật Thú y, tăng cường năng lực thú y các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
 -Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy theo chức năng nhiệm vụ, tăng cường chỉ đạo công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình tiêu hủy lợn mắc bệnh, phát hiện sai phạm, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật các hành vi gian lận, khai khống, khai tăng số lượng, trọng lượng lợn tiêu hủy, lợi dụng chính sách hỗ trợ để thu lợi bất chính, quy trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ...
 -Bí thư cấp ủy cấp huyện, xã phân công các Ủy viên Ban Thường vụ, Ban chấp hành, lãnh đạo HĐND, UBND, các ban, ngành, đoàn thể chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc lợi dụng lấy tiền hỗ trợ để trục lợi trong quá trình tiêu hủy lợn.
  Tổ chức rút kinh nghiệm đợt phòng, chống vừa qua để chủ động phát hiện sớm, thông tin kịp thời và có biện pháp sẵn sàng phòng, chống các loại dịch bệnh khác có thể xảy ra đối với vật nuôi, cây trồng.
 -Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh-Truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống nhân dân. Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
 -Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ tỉnh đến cơ sở có trách nhiệm tham gia phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về bệnh dịch tả lợn Châu Phi; động viên các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị chủ động tham gia tích cực vào công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng, chống, khống chế dịch ở từng cấp.
 Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy thường xuyên tổng hợp tình hình, thực hiện chế độ phản ánh, thông tin báo cáo hàng ngày về Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
6- Quyết định số 222/QĐ –UBND ngày 9/5/2019 của UBND tỉnh v/v phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2019 - 2025
7- Thông báo Kết luận số 576 -TB/TU ngày 14 tháng 5 năm 2019 của BTV Thành ủy v/v tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố
8- Kết luận số 100-KL/TU ngày 25 tháng 4 nám 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương lập, thẩm định, phê duyệt 07 đồ án quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố Bắc Ninh
9- Kế hoạch số 42 -/KH – UBND ngày 6/5/2019 của UBND Thành phố triển khai thực hiện “Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”
10. Kế hoạch số 43 -/KH – UBND ngày 13/5/2019 của UBND Thành phố về tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng thành phố Bắc Ninh (8/8/1954-8/8/2019) và công bố Nghị quyết của UBTV Quốc hội về thành lập 03 phường.
  III- Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
  1-Công tác xây dựng Đảng
  Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm BDCT Thành phố tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm sau: đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2019; tuyên truyền những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2018; chủ đề công tác năm 2019, 05 quyết tâm chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/9/2019 của BTV Thành ủy…Biên tập và xuất bản Bản tin thành phố, duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử Thành ủy. Duy trì tổ chức Lễ chào cờ vào tuần đầu tiên hàng tháng, đến nay đã có 22 chi, đảng bộ tổ chức Lễ Chào cờ. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục bổ sung, tái bản lịch sử Đảng bộ. Xây dựng Kế hoạch triển khai cuộc thi tìm hiểu Lịch sử thành phố hướng đến kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố Bắc Ninh. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ; kết nạp Đảng, chuyển đảng chính thức đảng viên dự bị; thẩm định quy trình; làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho 183 lượt đảng viên. Đề nghị Tỉnh ủy xét tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2019 cho đảng viên. Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra; xem xét giải quyết theo thẩm quyền và chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân vận, đồng thời tổ chức việc sơ, tổng kết định kỳ theo quy định; tiếp tục hướng dẫn đẩy mạnh việc triển khai Chương trình “10 phút góp phần làm sạch thành phố”. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức các Hội nghị; chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW về công tác tiếp dân và xây dựng lịch tiếp dân của các đồng chí Thường trực Thành ủy theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ gửi nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng, xử lý phát hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận và xử lý   kịp thời công văn đến, phát hành văn bản đi của cấp ủy, đảm bảo đúng thể thức, hạn chế sai sót. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch. Tổ chức Hội nghị thông tin thời sự; cấp phát Bản tin sinh hoạt chi bộ, cuốn tài liệu tham khảo dành cho báo cáo viên.
 2- MTTQ và các đoàn thể Thành phố
  *Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Bắc Ninh tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ XX, nhiệm kỳ 2019-2024. Đại hội diễn ra ngày 15/05, tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao thành phố, với Chủ đề “Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu quả toàn diện hoạt động của MTTQ, góp phần xây dựng thành phố Bắc Ninh văn minh, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa”. Dự đại hội có 176 đại biểu chính thức tham dự đại hội.
 Trong nhiệm kỳ 2014 - 2019, dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Ủy ban MTTQ tỉnh, sự phối hợp của chính quyền các cấp, MTTQ các cấp thành phố Bắc Ninh đã bám sát nhiệm vụ chính trị, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, từ đó, phát huy vai trò và tính chủ động của nhân dân trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố, sự đồng thuận xã hội ngày càng được nâng cao. Phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, MTTQ thành phố Bắc Ninh đã chủ động phối hợp tổ chức tốt các hội nghị để người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; đề xuất cấp ủy, phối hợp với chính quyền thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.
 MTTQ các cấp từng bước đổi mới phương thức hoạt động ngày càng gần dân, hướng về cơ sở, lấy khu dân cư làm địa bàn để triển khai nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, trọng tâm là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện CVĐ “Vì thành phố Bắc Ninh sạch”, Chương trình “10 phút góp phần làm sạch thành phố”, riêng trong năm 2018 toàn thành phố có 193/197 tuyến phố đạt chuẩn văn minh đô thị. Hàng năm có từ 90% đến 93% hộ gia đình và từ 85% đến 92% thôn, khu phố đạt danh hiệu văn hoá. 113/114 thôn khu phố có nhà văn hóa (chiếm tỷ lệ 99,12 %), có 100% các xã, phường đã và đang triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng trung tâm văn hóa cấp xã, duy trì tốt 01 trung tâm văn hóa thể thao cấp Thành phố.
 Bên cạnh đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Thành phố đã tăng cường chỉ đạo MTTQ các xã, phường xây dựng mô hình cấp tỉnh và mô hình cấp thành phố về thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, thực hiện các Nghị quyết 20, 191 của HĐND tỉnh. Tính đến nay, có trên 90% đám cưới được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, đúng theo quy định của địa phương; 1.545/3.070 người qua đời được gia đình tổ chức điện táng, hỏa táng, đạt tỷ lệ 50,32%, tăng 11,96% so với năm 2014.
 Thực hiện tốt truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ năm 2014 đến nay, MTTQ các cấp Thành phố đã phối hợp với chính quyền các cấp rà soát hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 99 nhà tình nghĩa, tặng quà 100% các hộ gia đình chính sách nhân dịp ngày Thương binh liệt sỹ, vào các dịp lễ, tết; đã lập được 359 sổ tiết kiệm tình nghĩa với trị giá 437 triệu đồng; Quỹ đền ơn đáp nghĩa trong 5 năm qua đã thu được trên 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tích cực vận động các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân tham gia các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công, gia đình chính sách; nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sỹ Thành phố và các xã, phường.
 IV-Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
 1-Một số kết quả sau 05 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “công tác lý luận và định hướng đến năm 2020”
*Phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả công tác lý luận được nâng lên.           Công tác tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được các cấp ủy chỉ đạo, thực hiện kịp thời, sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị. Phương pháp truyền đạt, quán triệt, tuyên truyền có bước cải tiến, chất lượng được nâng lên. Hàng năm Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiến hành từ 1 đến 2 đợt khảo khảo sát về tình hình triển khai thực hiện một số chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kết luận của Đảng ở Đảng bộ Thành phố với khoảng 800 – 1.000 phiếu, qua đó nắm bắt việc tổ chức, cũng như nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả để trao đổi, học tập kinh nghiệm; những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp trên để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Công tác thông tin thời sự trong nước, quốc tế, tỉnh, thành phố; tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Kết quả 5 năm quả Thành phố đã tổ chức được 56 hội nghị cấp thành phố với số lượng người nghe khoảng 10.000 đ/c; Đảng bộ xã, phường tổ chức ít nhất 3 tháng 01 hội nghị, kết quả 5 năm qua đã tổ chức được 360 hội nghị với 76.000 lượt đảng viên tham gia. Công tác đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bọn cơ hội chính trị được quan tâm.
Công tác giáo dục LLCT của Đảng bộ Thành phố tiếp tục được quan tâm và có những bước chuyển biến mới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ban Thường vụ Thành ủy thường xuyên chỉ đạo Trung tâm BDCT thành phố tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho từng đối tượng, đảm bảo việc triển khai mở đầy đủ các lớp phối hợp theo nhu cầu của các đơn vị cơ sở, các đoàn thể, các ban, ngành của Thành phố.
*Nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều đổi mới: Nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục công dân ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn Thành phố đã thực hiện đúng theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm thực chất, không chạy theo thành tích, nâng dần chất lượng đào tạo bộ môn khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường hiện nay.
 Công tác quản lý học viên được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn; việc kiểm tra, chấm điểm, đánh giá xếp loại có nhiều chuyển biến tích cực; đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố thường xuyên được củng cố, kiện toàn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từng bước được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy lý luận được quan tâm đầu tư, nâng cấp.Đội ngũ giảng viên từng bước đổi mới phương pháp giảng dạy, đa số đã kết hợp hài hòa giữa phương pháp hiện đại và truyền thống giúp học viên nắm vững kiến thức có hệ thống, tinh thần học tập tốt hơn.
* Đội ngũ cán bộ lý luận, nâng cao trình độ năng lực, nghiên cứu phát triển:
 Công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận được chú trọng; phát huy đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư duy lý luận khoa học, năng lực vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sát với thực tiễn của địa phương, đơn vị. Từ năm 2014 đến nay, Ban Thường vụ Thành ủy đã cử 33 đồng chí đi đào tạo cao cấp chính trị. Phối hợp với Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ mở 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho 148 cán bộ từ Thành phố đến cơ sở. Bên cạnh đó, qua 5 năm từu 2014 đến nay Trung tâm bồi dưỡng chính trị Thành phố đã mở 33 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng cho 2.402 đoàn viên, quần chúng ưu tú; mở 18 lớp bồi dưỡng đảng viên mới cho 1.513 đảng viên dự bị; mở 04 lớp hoàn thiện, sơ cấp lý luận chính trị cho 171 đ/c đảng viên; mở 09 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng cho 1.906 đ/c; mở 35 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cho 4.945 cán bộ khối nhà nước; mở 04 lớp bồi dưỡng chuyên đề dân tộc, tôn giáo cho 942 học viên; phối hợp với các ngành khối đoàn thể mở 35 lớp bồi dưỡng cho 7.406 đoàn viên, hội viên...qua đó góp phần  nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; nâng cao ý thức cảnh giác chống âm mưu “diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Công tác bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên tại Trung tâm BDCT Thành phố từng bước được đổi mới. Thường xuyên kiện toàn đội ngũ giảng viên, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Hiện nay, đội ngũ giảng viên và giảng viên kiêm chức của thành phố có 09 đồng chí đều là những đồng chí có trình độ chuyên môn đại học trở lên, có năng lực thực tiễn, kinh nghiệm công tác, nhiệt tình, trách nhiệm. Nhiều đồng chí trước đây là giáo viên trong ngành giáo dục, giáo viên dạy ở các trường chuyên nghiệp, có kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm. Từ đó, các đồng chí giảng viên đã vận dụng những kiến thức thực tiễn vào công tác giảng dạy một cách có hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong tình hình hiện nay, phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố trong giai đoạn mới.
 Từng bước đổi mới nội dung và phương thức truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng các cấp. Đối với các hội nghị quán triệt chỉ thị, nghị quyết ở cấp Thành phố; Ban Thường vụ Thành ủy phân công các đồng chí Báo cáo viên Thành ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quán triệt; trong quán triệt kết hợp sử dụng máy chiếu minh họa hình ảnh và liên hệ chặt chẽ với tình hình thực tế tại địa phương; qua đó giúp cán bộ, đảng viên nắm được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Đồng thời để nâng cao chất lượng học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Ban Thường vụ Thành ủy đã mời báo cáo viên Trung ương và Báo cáo viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến đã giúp cho cán bộ cơ sở học tập Nghị quyết một cách sớm nhất, tiết kiệm nhất, đồng thời được nghe các báo cáo viên là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, của Tỉnh triển khai. Từ năm 2014 đến nay, cấp Thành phố đã tổ chức 22 lớp học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho hơn 4.600 cán bộ, đảng viên; tuyên truyền thành tựu phát triển kinh tế- xã hội sau 20 năm tái lập tỉnh.
 * Phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, nâng cao trình độ năng lực, nghiên cứu:Công tác phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác lý luận được chú trọng; phát huy đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư duy lý luận khoa học, năng lực vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sát với thực tiễn của địa phương, đơn vị. Các cấp ủy quan tâm có chính sách thu hút và tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi để cho đội ngũ làm công tác lý luận ở các cấp hoạt động tốt.
 Đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên Thành ủy (nhiệm kỳ 2015-2020) thường xuyên được củng cố, kiện toàn đảm bảo về số lượng và chất lượng với 20 đồng chí; 147 báo cáo viên cấp cơ sở; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ lý luận chính trị được tăng cường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hiện nay Ban Tuyên giáo Thành ủy có 05 đồng chí, trong đó có 03 lãnh đạo và 02 chuyên viên, 100% có trình độ đại học trở lên (trong đó có 03 đồng chí thạc sĩ, 01 đang học thạc sĩ);  cao cấp lý luận chính trị 03 đồng chí, Trung cấp lý luận chính trị 02 đồng chí.
 * Đổi mới nội dung và phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh tư tưởng, lý luận: Các ngành chức năng đã tích cực tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ và an ninh văn hoá - tư tưởng trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng với phát triển kinh tế, ổn định xã hội gắn với tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tư tưởng, không để những bức xúc của nhân dân xảy ra.
  Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, gắn đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”; phong trào xây dựng nông thôn mới...; thường xuyên phát hiện, tôn vinh kịp thời gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực.
 Thực hiện tốt Thông báo kết luận số 94-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá”, Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới; tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý mạng internet, sách báo, văn hoá phẩm và các dịch vụ văn hoá khác.
 * Sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tư tưởng, lý luận: Các cấp ủy luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác lý luận theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW, xem đây là nhiệm vụ của đảng bộ, của từng cán bộ, đảng viên. Những năm qua,với sự lãnh đạo của các cấp uỷ, công tác tư tưởng, lý luận được tăng cường, trở thành nhiệm vụ hàng đầu, góp phần vào sự ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân; đấu tranh chống các luận điệu tuyên truyền sai trái, phản động; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Cùng với các hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả đã khơi dậy niềm tin, ý chí, quyết tâm, lòng tự hào về quê hương, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong nhân dân, hình thành tư tưởng tích cực, đồng tình hưởng ứng, chia sẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân thực hiện các chủ trương, chương trình, đề án của tỉnh, thành phố. Các cấp ủy đảng từ Thành phố đến cơ sở đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo  như: Chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, báo cáo tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các đề án triển khai trên nhiều lĩnh vực...góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37 –NQ/TW.
  2-Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống: Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” ở phường Thị Cầu
  Hội CCB phường Thị Cầu có 730 hội viên, sinh hoạt ở 8 chi hội, 51 phân hội. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội CCB phường Thị Cầu cho biết: “Hàng năm, Hội CCB phường luôn chủ động đẩy mạnh phong trào “CCB gương mẫu” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng hành cùng phong trào “CCB gương mẫu”, cán bộ, hội viên CCB phường Thị Cầu phát huy phẩm chất truyền thống bộ đội Cụ Hồ, chấp hành nghiêm Điều lệ Hội CCB và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường đoàn kết trong nội bộ Hội”.
 Với tinh thần gương mẫu, cán bộ, hội viên CCB tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân; chống lại “âm mưu diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đóng góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương; giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; đẩy mạnh phát triển kinh tế...
 Từ phong trào thi đua “CCB gương mẫu”, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh giỏi do hội viên CCB làm chủ. Đến nay, Hội CCB phường có 9 hội viên làm chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; 115 hội viên phát triển dịch vụ, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Tiêu biểu trong phong trào “CCB gương mẫu” như CCB: Nguyễn Hữu Chiến (chi hội 1); Đinh Khắc Quân, Đinh Văn Lễ (chi hội 2); Nguyễn Việt Thắng (chi hội 3); Thân Hồng Đài (chi hội 5)… Là người lính từng 5 năm chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị, khi trở về cuộc sống đời thường, CCB Đinh Khắc Quân luôn nỗ lực vượt khó, vươn lên. Năm 2004, CCB Đinh Khắc Quân vay vốn người thân, bạn bè, đầu tư hơn 50 triệu đồng xây dựng xưởng may gia công. Sau 15 năm sản xuất, xưởng may của ông phát triển ổn định, cung cấp đồng phục học sinh cho các trường học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và các vùng lân cận… đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện nay, xưởng may của CCB Đinh Khắc Quân giải quyết việc làm ổn định cho gần 20 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng, trong đó chủ yếu là CCB, thân nhân nạn nhân nhiễm chất độc hóa học.
  Cùng MTTQ, Công an phường và các đoàn thể, Hội CCB phường Thị Cầu  duy trì 8 tổ công tác ở 8 chi hội, có trách nhiệm: Động viên thanh niên lên đường nhập ngũ; tuyên truyền người dân thực hiện an toàn giao thông trên các tuyến đường; tuần tra, bảo vệ ANTT trên địa bàn. Ngoài ra, giai đoạn 2014-2019, Hội CCB phường còn phân công các báo cáo viên tổ chức 15 buổi nói chuyện truyền thống cách mạng cho gần 13.000 lượt học sinh trên địa bàn, nhằm khơi dậy tinh thần, truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
  Với những việc làm thiết thực, phong trào thi đua “CCB gương mẫu” ở Hội CCB phường Thị Cầu đạt được những kết quả tích cực: 5 năm liên tục (2014-2019) đạt trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh xuất sắc; được Trung ương Hội, Thành Hội tặng Bằng khen; hằng năm có hơn 98% hội viên CCB gương mẫu và hộ gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa. Đó là động lực để phong trào “CCB gương mẫu” ngày càng lan tỏa sâu rộng trong suy nghĩ và hành động mỗi chi hội, hội viên, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 V- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Từ Chỉ thị 03 đến Chỉ thị 05: Học Bác phải đi vào thực chất
  Năm 2011, Bộ Chính trị khóa XI ban hành Chỉ thị số 03 về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 (từ năm 2011-2016), nhiều hạn chế đã được chỉ ra. Đó là thực hiện Chỉ thị chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; không ít nơi vẫn coi đây như một phong trào, một cuộc vận động; tổ chức học nhiều nhưng làm theo thì chưa được bao nhiêu. Người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa nêu cao trách nhiệm nêu gương, thiếu tu dưỡng rèn luyện, không gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chuẩn mực đạo đức, đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở nhiều nơi còn hình thức. Công tác tuyên truyền về thực hiện Chỉ thị chưa thật sinh động, hấp dẫn, chưa tạo sức lan tỏa mạnh mẽ từ các điển hình tiêu biểu trong Đảng và xã hội. Công tác kiểm tra giám sát ở nhiều địa phương, đơn vị chưa thường xuyên, liên tục, nhất là ở thời điểm cuối nhiệm kỳ, chưa đạt mục tiêu đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực.
 Ở một khía cạnh khác, việc “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Chỉ thị 03 chưa khai thác hết nội hàm của Chỉ thị. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh sau này bổ sung thêm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 Như vậy, học tập ở Bác không chỉ có tư tưởng, phong cách, cách xử lý công việc, mà còn ở cách làm việc, cách quan hệ với nhân dân, quan hệ với cán bộ, quan hệ bên trong, bên ngoài. Bên cạnh đó, có hạn chế trong tổ chức thực hiện, nhiều khi trọng hình thức, ví dụ như nói nhiều, khẩu hiệu, thi cử nhiều, nhưng cần phải kiểm tra, đánh giá người học nhận thức được gì, thể hiện như thế nào, tiêu chí nào để đánh giá và thể hiện bằng hành vi như thế nào trong xã hội. Do đó việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cần phải thực chất, đi vào chiều sâu, đừng có làm theo kiểu phong trào.
 Khắc phục những hạn chế này, năm 2016, Bộ Chính trị khóa XII ban hành Chỉ thị số 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với việc nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng, vị trí, vai trò của việc học Bác đối với công tác xây dựng Đảng một cách toàn diện, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Với việc xác định, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Bộ Chính trị cũng yêu cầu, thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
  Giải pháp này ngay lập tức mang lại hiệu quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đảng đã dũng cảm, trung thực xử lý nghiêm khắc những cán bộ đảng viên sai phạm, tham nhũng tiêu cực, kể cả đảng viên đó quyền cao chức trọng đến đâu. Quan điểm và quyết tâm “không có cùng cấm, không có ngoại lệ” trong siết chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng, trong tăng cường kiểm soát quyền lực đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân với Đảng. Điều đó đã thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
 Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu. Đó là, phải “xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ”; đề cao trách nhiệm tự giác học trước, làm theo trước để nêu gương của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 Điểm mới quan trọng của Chỉ thị 05 mang lại những kết quả tích cực trong thực tiễn. Quan trọng nhất là bước đầu đã ngăn chặn được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong Đảng, trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, ở các địa phương trong cả nước. Tất cả, chỉ với mục đích, học Bác -làm theo Bác, và đã xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo, nhiều tổ chức, cá nhân tiêu biểu.
 Từ Chỉ thị 03 đến Chỉ thị 05, đến nay toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã bước vào năm thứ 8 tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Quãng thời gian chưa dài nhưng những chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, trong hệ thống chính trị và nhân dân là những bước đi vững chắc làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
  VI- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Thành tựu xóa đói, giảm nghèo tại Việt Nam
  Nền kinh tế Việt Nam có xuất phát điểm từ nông nghiệp lúa nước lạc hậu. Đất nước bị thực dân, đế quốc đô hộ, áp bức, rồi bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm. Từ một xuất phát điểm thấp như vậy mà đến nay đã là nước có nước thu nhập trung bình của thế giới, mức sống người dân ngày càng được nâng lên, thành tựu ấy không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh ấy cũng làm được.    
  Thời gian qua, một số kẻ xấu vẫn cố gắng bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam bằng cách xuyên tạc, phủ nhận các thành tựu xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế của Việt Nam. Họ cho rằng, Đảng và Nhà nước không quan tâm đến xóa đói, giảm nghèo nên nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa rất nghèo nàn, lạc hậu, trong đó có cả những vùng đất là “cái nôi” của cách mạng. Vậy sự thật là như thế nào?     
  Cuối năm 2017, khi đến thành phố Đà Nẵng dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Mỹ D.Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Ngày 26/2/2019, ngay khi vừa đặt chân đến Hà Nội để dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai, Tổng thống Mỹ D.Trump ngắm nhìn Thủ đô của Việt Nam rồi trầm trồ nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
 Điều gì khiến vị tổng thống của đất nước được coi là siêu cường của thế giới, và hơn nữa đây vốn là quốc gia từng gây chiến tranh tàn phá Việt Nam khi xưa, nay buộc phải thừa nhận như vậy? Điều gì khác ngoài thực tế quá rõ ràng để không chỉ Tổng thống Mỹ D.Trump mà bất cứ ai đến Việt Nam cũng nhận thấy rõ là: Việt Nam đang là một đất nước phát triển rất nhanh, một nền kinh tế năng động, đời sống người dân ngày một tốt hơn.    
Thực tế, việc xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mọi quốc gia, mọi dân tộc, cho đến mọi cá nhân trên thế giới. Bởi ngay cả ở nước Mỹ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới thì nhiệm vụ chống đói nghèo vẫn còn rất nan giải. Theo Cục Thống kê dân số Mỹ, năm 1992, nước Mỹ có 40 triệu người nghèo và đến năm 2017, số lượng người nghèo còn tăng lên 41 triệu người, chiếm khoảng 12,7% dân số, trong đó có khoảng 46% thuộc diện “cực nghèo”. Khoảng 1,5 triệu hộ gia đình ở Mỹ, bao gồm 2,8 triệu trẻ em, có mức sống chưa đầy 2USD/người/ngày. Mỹ hiện có khoảng 500.000 người vô gia cư. Ở bên ngoài các thành phố lớn ở Mỹ có những khu vực chìm trong nghèo đói triền miên, tỷ lệ trẻ em nghèo cao nhất trong số các nước phát triển, lên tới 25%.
 Thế còn tại Việt Nam, ngay từ khi mới giành được độc lập, chính quyền còn non trẻ, thế nước còn yếu, thù trong giặc ngoài, nguồn lực vô cùng eo hẹp nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Đó cũng là tư tưởng xuyên suốt, là động lực phấn đấu của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cho tới từng người dân Việt Nam trong suốt những năm qua, nhất là từ đầu thời kỳ Đổi mới tới nay.
  Có thể lấy ví dụ về sự đổi thay của TP. Hồ Chí Minh. Thời trước giải phóng, Sài Gòn đã từng được ca tụng là “hòn ngọc Viễn Đông” vì sự xa xỉ, phồn hoa. Thế nhưng, sự xa xỉ, phồn hoa đó chỉ là vỏ bọc giả tạo, nhờ vào hàng viện trợ của Mỹ để hà hơi, tiếp sức cho ngụy quyền Sài Gòn. Thực chất nền kinh tế miền Nam trước giải phóng rất yếu kém, phần lớn người dân chìm trong đói khổ. Chỉ cần ra khỏi Sài Gòn vài chục ki-lô-mét là đã thấy ngay nghèo nàn, tăm tối. Đến nay, sau 44 năm giải phóng, TP. Hồ Chí Minh đang ngày càng phát triển. Vùng đất Củ Chi khi xưa vốn là nơi hứng mưa bom của Mỹ thì nay kinh tế ngày càng đi lên. Huyện Củ Chi đã kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 7,66% đầu năm 2016 xuống chỉ còn 0,36% cuối năm 2018. Ðến nay, huyện Củ Chi đã hoàn thành chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
 Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGS) về xóa nghèo, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015). Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm còn khoảng 5,35%. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 35%. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vùng dân tộc và miền núi giảm khoảng 3-4% so với năm 2017.
Trong năm 2019, sẽ tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% đến 4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, cần thực hiện cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015. Riêng thu nhập của hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn, hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp hai lần.
 Mặc dù các chương trình, các chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện rất hiệu quả, được thế giới ghi nhận nhưng các chương trình, chính sách ấy vẫn liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả. Ngày 19/11/2015, một thay đổi có tính đột phá là Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
 Theo đó xác định chuẩn nghèo mới thay thế cho chuẩn nghèo cũ với các tiêu chí thoát nghèo cao hơn. Cùng với đó đã xác định rõ 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ 10 chỉ số này để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cập đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
 Việc ban hành mức chuẩn nghèo mới và xác định những căn cứ để đo lường; giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân chính là cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, giảm nghèo đa chiều, cũng như hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020.
 Trong việc hoạch định các chính sách về xóa đói, giảm nghèo cũng đã có những thay đổi rất căn bản. Để nâng cao hiệu quả của chính sách, Chính phủ đã gộp tất cả các chương trình xóa đói, giảm nghèo lại thành một chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020” (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 2-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ), với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong đó bao gồm 5 dự án thành phần là: Chương trình 30a (giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo); Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi); Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.
 Đến nay, đã có 8 huyện thoát nghèo trong tổng số 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP. 14 huyện không còn được hưởng cơ chế của Nghị quyết 30a. Sau nhiều năm thực hiện và căn cứ tình hình thực tế tại các địa phương, mục tiêu đến năm 2020 có 50% số huyện nghèo ra khỏi diện Nghị quyết 30a là có thể đạt được. Tương tự, mục tiêu 30% số xã khó khăn ra khỏi tình trạng khó khăn cũng có thể đạt được. Thậm chí, với khoảng 500 xã thuộc diện Chương trình 135, mục tiêu đến năm 2020, có thể đạt được từ 20% đến 30% ra khỏi tình trạng khó khăn.
 Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016-2020), với số vốn 41.449 tỷ đồng (đã giao cho chương trình trong 2 năm 2016-2017 là 14.584 tỷ đồng). Ngoài ra, Nhà nước còn bố trí 44.214 tỷ đồng để thực hiện chính sách giảm nghèo thường xuyên, hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng. Các địa phương trong cả nước còn huy động được khoảng hơn 7.303 tỷ đồng, trong đó, chi hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo hơn 5.560 tỷ đồng trong các năm 2016 và 2017.
Các chương trình như: Xây dựng nông thôn mới, cho các hộ nghèo vay vốn để có sinh kế... đã giúp phát triển hạ tầng ở các vùng quê mà người dân cũng từng bước có sinh kế bền vững. Một điều thú vị là tại Việt Nam, mạng viễn thông 4G, 3G được đưa tới tận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Có nghĩa là internet tốc độ cao có mặt ở khắp nơi tại Việt Nam với giá rẻ, khiến mọi người dân đều có thể tiếp cận, sử dụng.
Trong Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 6-1-2017, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”. “Không để ai bị bỏ lại phía sau” thực chất luôn là phương châm hành động, luôn là quyết tâm của cả hệ thống chính trị Việt Nam, để mọi địa phương, mọi người dân Việt Nam đều được hưởng thành quả của phát triển kinh tế./.
 
Ban Biên tập 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online7
Tất cả2575950