2019-05-27 15:37:17
Số lượt xem 2191
Cũng như ở đất liền, quân và dân trên quần đảo Trường Sa vẫn thường tổ chức lễ chào cờ vào mỗi thứ 2 đầu tuần và những ngày lễ, Tết. Trong chuyến hải trình, thăm và làm việc tại các đảo phía Nam của quần đảo Trường Sa vào những ngày giáp Tết Kỷ Hợi vừa qua, chúng tôi vinh dự được tham dự lễ chào cờ trên đảo Trường Sa. Bên cột mốc chủ quyền, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, lời bài Tiến Quân ca vang vọng hùng hồn, lay động lòng người đầy thiêng liêng, mãnh liệt…
Sau 3 ngày đêm hải trình không nghỉ, con tàu KN 491 đưa đoàn công tác chúng tôi đến đảo Trường Sa Lớn-hòn đảo trung tâm, là “trái tim” của quần đảo Trường Sa chủ quyền của đất nước. Suốt hành trình trời âm u, giông gió bất thường, nhưng lạ thay, hôm nay bình minh trên đảo Trường Sa trời lại trong xanh vời vợi. Sáng sớm, tiếng loa phát thanh trên đảo thông báo mời mọi người cùng dự lễ chào cờ với quân và dân trên đảo. Rất khẩn trương, nhanh nhẹn, mọi người đều tập trung, xếp hàng ngay ngắn trên đường băng, cạnh cột mốc chủ quyền giữa đảo. Trên bục mốc chủ quyền, chiến sĩ trẻ được giao nhiệm vụ trực gác, bồng súng đứng nghiêm trang. Các hộ dân sống trên đảo mặc trang phục chỉnh tề, phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đàn ông mặc bộ áo xanh dân quân tự vệ cùng đến dự lễ chào cờ.
Lễ chào cờ trên đảo diễn ra một cách khẩn trương và hết sức trang nghiêm. Khi hiệu lệnh của người chỉ huy vừa dứt, ai nấy lặng người hướng mắt về lá cờ Tổ quốc cùng đồng thanh cất tiếng hát hùng hồn: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…”. Cũng lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, cũng bài hát Quốc ca đã “nằm lòng” từ thuở học trò, nhưng sao chào cờ giữa Trường Sa, trong tim bỗng nhiên nghẹn ngào, trào dâng đầy cảm xúc. Chúng tôi muốn hát to, vang mãi bài hát giữa biển đảo quê hương như để khẳng định chủ quyền thiêng liêng từ bao đời của dân tộc…
Lễ chào cờ trên đảo diễn ra một cách khẩn trương và hết sức trang nghiêm. Khi hiệu lệnh của người chỉ huy vừa dứt, ai nấy lặng người hướng mắt về lá cờ Tổ quốc cùng đồng thanh cất tiếng hát hùng hồn: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc. Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…”. Cũng lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, cũng bài hát Quốc ca đã “nằm lòng” từ thuở học trò, nhưng sao chào cờ giữa Trường Sa, trong tim bỗng nhiên nghẹn ngào, trào dâng đầy cảm xúc. Chúng tôi muốn hát to, vang mãi bài hát giữa biển đảo quê hương như để khẳng định chủ quyền thiêng liêng từ bao đời của dân tộc…
Quang cảnh buổi lễ chào cờ ở Trường Sa.
Lần đầu tiên đến Trường Sa, ngước lên bầu trời hát quốc ca dưới cờ Tổ quốc, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chia sẻ: “Tôi đã tham gia nhiều buổi chào cờ ở đất liền, nhưng chào cờ trên biển đảo quê hương khiến mình cảm thấy lá cờ Tổ quốc thiêng liêng hơn bao giờ hết. Tôi đã hiểu, Tổ quốc là vĩnh cửu, bảo vệ Trường Sa không chỉ có người lính Hải quân, mà bằng sức mạnh và ý chí toàn dân tộc. Chính vì vậy, trong chuyến đi này, tôi đã xin lưu lại lá cờ Tổ quốc bạc màu nắng gió về làm kỷ vật Trường Sa, để cảm nhận sâu sắc thêm giá trị của màu cờ Tổ quốc trên vùng biển trời của đất nước”…
Sau chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca, từ hàng quân, một sĩ quan Hải quân đi nghiêm lên trước cột cờ đọc 10 lời thề danh dự. Từng lời thề vang lên trong tiếng sóng, giữa biển trời của Tổ quốc. Kết thúc nội dung mỗi lời thề là lời đáp “xin thề” đanh thép, đầy quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nơi vùng biển tiền tiêu. Nghe “10 lời thề danh dự của Quân nhân” nơi chân trời Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ, quân, dân Trường Sa càng thấu hiểu được trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc mình. Ngoài 10 lời thề danh dự ấy, còn có “lời thề thứ 11” mà nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đọc trước anh linh những người lính đã nằm lại Trường Sa bên cột mốc chủ quyền, nhân kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam (7-5-1988): “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Sau chào cờ Tổ quốc, hát quốc ca, từ hàng quân, một sĩ quan Hải quân đi nghiêm lên trước cột cờ đọc 10 lời thề danh dự. Từng lời thề vang lên trong tiếng sóng, giữa biển trời của Tổ quốc. Kết thúc nội dung mỗi lời thề là lời đáp “xin thề” đanh thép, đầy quyết tâm của cán bộ, chiến sỹ Hải quân nơi vùng biển tiền tiêu. Nghe “10 lời thề danh dự của Quân nhân” nơi chân trời Tổ quốc, cán bộ chiến sĩ, quân, dân Trường Sa càng thấu hiểu được trách nhiệm lớn lao với Tổ quốc mình. Ngoài 10 lời thề danh dự ấy, còn có “lời thề thứ 11” mà nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đọc trước anh linh những người lính đã nằm lại Trường Sa bên cột mốc chủ quyền, nhân kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam (7-5-1988): “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.
Cờ đỏ sao vàng tung bay kiêu hãnh trong gió sớm Trường Sa.
Trong phút giây nghiêm trang ấy, chúng tôi xúc động dâng tràn. Không xúc động sao được khi được tham dự buổi chào cờ trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cách đây 44 năm, trong khí thế hào hùng của các quân đoàn đang tiến về giải phóng miền Nam, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Quân chủng Hải quân đã mở các cuộc tấn công, lần lượt giải phóng các đảo: Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa Lớn… 9 giờ sáng ngày 28-4-1975, đảo Trường Sa Lớn được giải phóng, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. 44 năm qua là một chặng đường vẻ vang của Quân chủng Hải quân Việt Nam trong nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Trường Sa, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Kể từ ngày giải phóng đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, đời sống của quân và dân trên quần đảo đã có nhiều khởi sắc. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện đảo Trường Sa tiếp tục phát triển. Và hôm nay, đứng trước quốc kỳ trên đảo Trường Sa, trong tâm hồn mỗi người con đất Việt đang có mặt, học tập, sinh sống và làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, chắc hẳn rằng luôn có niềm tự hào trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng hai tiếng Việt Nam.
Đối với chúng tôi, lễ chào cờ ở Trường Sa để lại ấn tượng rất mạnh. Đó là vì, nghi lễ này được tổ chức tại cột mốc chủ quyền nơi biển đảo xa xôi, gợi nên ý nghĩa thiêng liêng về sự toàn vẹn lãnh thổ, để từ đó càng thêm nâng cao ý thức và trách nhiệm chung tay gìn giữ, bảo vệ biển đảo quê hương, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Kể từ ngày giải phóng đến nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, đời sống của quân và dân trên quần đảo đã có nhiều khởi sắc. Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của huyện đảo Trường Sa tiếp tục phát triển. Và hôm nay, đứng trước quốc kỳ trên đảo Trường Sa, trong tâm hồn mỗi người con đất Việt đang có mặt, học tập, sinh sống và làm nhiệm vụ bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, chắc hẳn rằng luôn có niềm tự hào trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng hai tiếng Việt Nam.
Đối với chúng tôi, lễ chào cờ ở Trường Sa để lại ấn tượng rất mạnh. Đó là vì, nghi lễ này được tổ chức tại cột mốc chủ quyền nơi biển đảo xa xôi, gợi nên ý nghĩa thiêng liêng về sự toàn vẹn lãnh thổ, để từ đó càng thêm nâng cao ý thức và trách nhiệm chung tay gìn giữ, bảo vệ biển đảo quê hương, góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Đỗ Xuân
Nguồn: Baobacninh.com.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 120 | |
Tất cả | 3093049 |