Phóng viên: Và đến nay tín hiệu khả thi bước đầu của dự án như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Cường: Tính đến ngày 11/7, qua trao đổi điện thoại, Ban chỉ huy đảo Sinh Tồn, Len Đao, Song Tử Tây đều cho biết, cỏ Vetiver sinh trưởng phát triển tốt, hệ sinh thái hữu cơ bao gồm vườn rau trên đất ở Sinh Tồn và các tháp rau hữu cơ đều phát triển tốt. Giun phát triển ổn định. Đây là một trong những tín hiệu đáng mừng của Dự án.

Nếu thành công, Dự án sẽ góp phần xử lý rác thải rau muống biển bỏ đi, lá phong ba rụng hàng ngày sẽ nhanh chóng biến thành nguồn phân hữu cơ. Chi phí chở đất, phân trồng rau từ đất liền ra sẽ giảm. Ngoài ra, nếu được trồng đại trà, cỏ Vetiver sẽ đem lại nguồn sinh khối che phủ đất, làm phân hữu cơ đáng kể và cũng là căn cứ để phát triển vật nuôi tại chỗ trên đảo nổi.

Qua phản ánh của các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây, vào mùa khô, bò ở đây thường thiếu cỏ, ăn cả thùng giấy, vải… Với tính năng chịu hạn, rất có thể, cỏ Vetiver vẫn phát triển được qua mùa khô, có thể làm rơm dự trữ cho bò. Nếu lượng sinh khối từ lá cỏ đủ lớn, có thể ứng dụng nuôi thỏ để tăng khẩu phần thức ăn tươi cho quân và dân trên quần đảo Trường Sa.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông! Chúc Dự án của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ triển khai ở huyện đảo Trường Sa thành công!

Nguồn: Kim Chiến

website: Dangcongsan.vn