2020-02-14 11:04:25
Số lượt xem 3872
Giữa trùng khơi mênh mông, quần đảo Trường Sa không chỉ sừng sững hiên ngang như những cột mốc chủ quyền trên biển mà còn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.
Đảo Sinh Tồn tặng quà cho các ngư dân tàu cá QNg95834 TS gặp nạn.
Chủ động cứu hộ
Sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển, vượt qua bao sóng gió, tàu HQ-561 đưa Đoàn công tác chúng tôi cập bến âu tàu đảo Sinh Tồn. Vừa bước chân lên đảo, Trung tá Nguyễn Văn Quang, Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn giới thiệu: “Đảo Sinh Tồn là 1 trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài mạng lưới công trình nhà làm việc, trường học, nhà văn hóa, bệnh xá thì Trung tâm Dịch vụ hậu cần kỹ thuật âu tàu đóng vai trò thiết thực trong việc cung cấp dầu, nước ngọt và sửa chữa tàu... cho ngư dân yên tâm bám biển”.
Những ngày mưa to, bão lớn, âu tàu đảo Sinh Tồn là “địa chỉ đỏ” để cho ngư dân neo đậu tránh bão. Trung tá Nguyễn Văn Quang kể lại: “Ngày 15-9, nhận được tin báo, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo khẩn trương ra khơi cứu hộ 46 ngư dân ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trên tàu cá QNg95834 TS bị chìm khi đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Phan Vinh B và 10 ngư dân tàu cá BTh-98804TS bị hỏng máy đang đánh bắt ở khu vực Tây Bắc đảo Song Tử Tây về nơi lưu trú tại đảo 10 ngày. Lực lượng cứu hộ khẩn trương kiểm tra hệ thống máy nổ và các thiết bị để đưa ra phương án sửa chữa khắc phục. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ thuốc men, quần áo, lương thực, thực phẩm giúp đỡ ngư dân trở về đất liền sum họp bên gia đình”.
Sau 4 ngày đêm lênh đênh trên biển, vượt qua bao sóng gió, tàu HQ-561 đưa Đoàn công tác chúng tôi cập bến âu tàu đảo Sinh Tồn. Vừa bước chân lên đảo, Trung tá Nguyễn Văn Quang, Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn giới thiệu: “Đảo Sinh Tồn là 1 trong 3 xã, thị trấn của huyện đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài mạng lưới công trình nhà làm việc, trường học, nhà văn hóa, bệnh xá thì Trung tâm Dịch vụ hậu cần kỹ thuật âu tàu đóng vai trò thiết thực trong việc cung cấp dầu, nước ngọt và sửa chữa tàu... cho ngư dân yên tâm bám biển”.
Những ngày mưa to, bão lớn, âu tàu đảo Sinh Tồn là “địa chỉ đỏ” để cho ngư dân neo đậu tránh bão. Trung tá Nguyễn Văn Quang kể lại: “Ngày 15-9, nhận được tin báo, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo khẩn trương ra khơi cứu hộ 46 ngư dân ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) trên tàu cá QNg95834 TS bị chìm khi đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Phan Vinh B và 10 ngư dân tàu cá BTh-98804TS bị hỏng máy đang đánh bắt ở khu vực Tây Bắc đảo Song Tử Tây về nơi lưu trú tại đảo 10 ngày. Lực lượng cứu hộ khẩn trương kiểm tra hệ thống máy nổ và các thiết bị để đưa ra phương án sửa chữa khắc phục. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ thuốc men, quần áo, lương thực, thực phẩm giúp đỡ ngư dân trở về đất liền sum họp bên gia đình”.
Các thuyền viên tàu HQ-561 hướng dẫn ngư dân tàu cá KH 92637 TS cập mạn an toàn
Những ngày cuối năm 2019, âu tàu đảo Sinh Tồn thường xuyên có tàu cá của ngư dân các tỉnh Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận… cập bến nhờ sửa chữa hoặc mua dầu, xin nước ngọt… Đối với ngư dân đánh bắt cá ở Trường Sa, các đảo giống như ngôi nhà quen thuộc để họ cập bến mỗi khi biển động hay gặp nạn. Trong quá trình vươn khơi, các tàu cá của ngư dân Việt Nam luôn treo lá cờ Tổ quốc, để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, nêu cao tinh thần cảnh giác, kịp thời thông tin cho lực lượng chức năng về tình hình trên các vùng biển.
Chuyện cứu hộ tàu cá ở Trường Sa đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã trở thành việc làm thường xuyên. Năm 2019, đảo Sinh Tồn làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ 79 tàu cá với 727 ngư dân vào đảo tránh bão an toàn; sửa chữa hàng chục tàu cá bị hư hỏng thiết bị.
Kể chuyện cứu hộ, Thượng tá Đoàn Sơn Nam, chính trị viên đảo Sinh Tồn mở cho chúng tôi xem những video, hình ảnh cứu hộ mà anh quay, chụp được trong những ngày giông bão, cán bộ, chiến sĩ và người dân của đảo nỗ lực cứu hộ ngư dân thoát hiểm. Cùng với công tác cứu hộ, cứu nạn tàu cá ngư dân, Ban Chỉ huy đảo Sinh Tồn còn phổ biến kiến thức pháp luật cho ngư dân nắm rõ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chỉ giới, địa phận đánh bắt hải sản đúng nơi quy định, nhắc nhở ngư dân tuyệt đối không khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài…
Kể chuyện cứu hộ, Thượng tá Đoàn Sơn Nam, chính trị viên đảo Sinh Tồn mở cho chúng tôi xem những video, hình ảnh cứu hộ mà anh quay, chụp được trong những ngày giông bão, cán bộ, chiến sĩ và người dân của đảo nỗ lực cứu hộ ngư dân thoát hiểm. Cùng với công tác cứu hộ, cứu nạn tàu cá ngư dân, Ban Chỉ huy đảo Sinh Tồn còn phổ biến kiến thức pháp luật cho ngư dân nắm rõ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chỉ giới, địa phận đánh bắt hải sản đúng nơi quy định, nhắc nhở ngư dân tuyệt đối không khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài…
Tận tâm chữa bệnh
9 giờ ngày 27-12-2019, khi tàu HQ- 561 chở Đoàn công tác chúng tôi đang thả neo tại vùng biển đảo Tiên Nữ, thì còi tàu bỗng nhiên hú lên liên hồi, trực ban phát loa thông báo có tàu cá cùng ngư dân xin trợ giúp. Trước sự việc bất ngờ, các thuyền viên trên tàu nhanh chóng chạy ra boong tàu hỗ trợ. Cách tàu HQ-561 không xa là tàu cá mang số hiệu KH 92637 TS của ngư dân tỉnh Khánh Hòa, xin được lên tàu vì gặp sự cố về sức khỏe.
Chèo vội từ chiếc thuyền thúng lên tàu, ngư dân Thiều Dũng lo lắng: “Hơn 10 ngày qua lênh đênh trên biển, tôi thường xuyên đau bụng, rất may gặp được tàu Hải quân”. Qua thăm khám ban đầu, Trung úy, bác sỹ Phạm Thanh Tùng chuẩn đoán ngư dân bị trĩ ngoại, đồng thời cấp phát thuốc miễn phí và dặn dò bệnh nhân ăn bổ sung rau xanh, điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý. Được bác sỹ trấn an và căn dặn rõ ràng, ngư dân Thiều Dũng cảm thấy yên tâm trở lại tàu cá.
9 giờ ngày 27-12-2019, khi tàu HQ- 561 chở Đoàn công tác chúng tôi đang thả neo tại vùng biển đảo Tiên Nữ, thì còi tàu bỗng nhiên hú lên liên hồi, trực ban phát loa thông báo có tàu cá cùng ngư dân xin trợ giúp. Trước sự việc bất ngờ, các thuyền viên trên tàu nhanh chóng chạy ra boong tàu hỗ trợ. Cách tàu HQ-561 không xa là tàu cá mang số hiệu KH 92637 TS của ngư dân tỉnh Khánh Hòa, xin được lên tàu vì gặp sự cố về sức khỏe.
Chèo vội từ chiếc thuyền thúng lên tàu, ngư dân Thiều Dũng lo lắng: “Hơn 10 ngày qua lênh đênh trên biển, tôi thường xuyên đau bụng, rất may gặp được tàu Hải quân”. Qua thăm khám ban đầu, Trung úy, bác sỹ Phạm Thanh Tùng chuẩn đoán ngư dân bị trĩ ngoại, đồng thời cấp phát thuốc miễn phí và dặn dò bệnh nhân ăn bổ sung rau xanh, điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý. Được bác sỹ trấn an và căn dặn rõ ràng, ngư dân Thiều Dũng cảm thấy yên tâm trở lại tàu cá.
Các bác sỹ Bệnh xá đảo Sinh Tồn mổ ruột thừa cho một ngư dân năm 2019.
Thượng úy Nguyễn Đức Khiết, chính trị viên tàu 561 cho biết: “Thời gian qua, mỗi khi phát hiện tàu cá của ngư dân gặp nạn, chúng tôi luôn nhiệt tình hỗ trợ. Đầu năm 2018, tàu HQ-561 đang hành trình đưa Đoàn công tác đi thăm các đảo trên quần đảo Trường Sa, khi đến khu vực đảo Đá Nam thì nhận được tín hiệu của tàu cá QNg 96509 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi xin cập mạn. Trong đó có một ngư dân bị nôn ra máu chưa rõ nguyên nhân. Ngay lập tức, tàu HQ-561 đã chỉ đạo cán bộ quân y cấp cứu, khám và cấp thuốc miễn phí cho ngư dân bị bệnh nhanh chóng, kịp thời”.
Mỗi bệnh xá trên các đảo, tàu Hải quân hoạt động trên biển đều nhận được sự hỗ trợ của một bệnh viện lớn như: Bệnh viện Quân y 175; Quân y 108; Quân y 110; Quân y 103. Các bệnh viện luôn cử những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và tình yêu với biển đảo đến công tác ở Trường Sa. Sự có mặt của những “thiên thần” mặc áo trắng blouse đã tiếp thêm động lực vững chắc để cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân vươn khơi, bám biển, mang lại lợi ích kinh tế cho ngư dân và đất nước.
Giở cuốn sổ ghi khám chữa bệnh ở các đảo Sinh Tồn, Đá Lớn, Phan Vinh A, Tốc Tan, Tiên Nữ, Núi Le, Cô Lin, Len Đao… chúng tôi thấy dày đặc tên các ngư dân đến khám, chữa bệnh. Năm 2019, bệnh xá đảo Sinh Tồn thực hiện phẫu thuật mổ ruột thừa cấp cứu 2 ngư dân, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 300 ngư dân; đảo Đá Lớn (A,B,C) mổ cấp cứu 3 ca, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 ngư dân; đảo Phan Vinh A phẫu thuật 14 ca cho ngư dân, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 132 ngư dân… Mỗi hòn đảo, điểm đảo, Đoàn công tác đến thăm, gặp gỡ, chúng tôi được nghe kể rất nhiều câu chuyện cảm động về tình quân dân thắm thiết.
Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh xá trưởng đảo Phan Vinh A cho biết: “Ngày 21-8-2019, ngư dân Đỗ Tường, 36 tuổi ở xã Long Hải, huyện Phú Quý (Bình Thuận) lặn ở độ sâu 18 m bị cá đập vỡ kính lặn làm chảy máu mặt sơ cứu ở đảo Tiên Nữ. Do vết thương nghiêm trọng, máu chảy nhiều, bệnh nhân được chuyển tới đảo Phan Vinh A điều trị kịp thời”.
Khát vọng vươn khơi bám biển, khai thác nguồn hải sản của ngư dân luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, khuyến khích. Ngoài biển rộng bao la, có Trường Sa làm điểm tựa vững chắc, sẽ là động lực để mỗi tàu ra khơi lưới nặng cá đầy, để mỗi ngư dân trở thành một chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Kỳ 3: Vững vàng nơi đầu sóng
Mỗi bệnh xá trên các đảo, tàu Hải quân hoạt động trên biển đều nhận được sự hỗ trợ của một bệnh viện lớn như: Bệnh viện Quân y 175; Quân y 108; Quân y 110; Quân y 103. Các bệnh viện luôn cử những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và tình yêu với biển đảo đến công tác ở Trường Sa. Sự có mặt của những “thiên thần” mặc áo trắng blouse đã tiếp thêm động lực vững chắc để cho cán bộ, chiến sĩ và ngư dân vươn khơi, bám biển, mang lại lợi ích kinh tế cho ngư dân và đất nước.
Giở cuốn sổ ghi khám chữa bệnh ở các đảo Sinh Tồn, Đá Lớn, Phan Vinh A, Tốc Tan, Tiên Nữ, Núi Le, Cô Lin, Len Đao… chúng tôi thấy dày đặc tên các ngư dân đến khám, chữa bệnh. Năm 2019, bệnh xá đảo Sinh Tồn thực hiện phẫu thuật mổ ruột thừa cấp cứu 2 ngư dân, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho gần 300 ngư dân; đảo Đá Lớn (A,B,C) mổ cấp cứu 3 ca, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 300 ngư dân; đảo Phan Vinh A phẫu thuật 14 ca cho ngư dân, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 132 ngư dân… Mỗi hòn đảo, điểm đảo, Đoàn công tác đến thăm, gặp gỡ, chúng tôi được nghe kể rất nhiều câu chuyện cảm động về tình quân dân thắm thiết.
Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh xá trưởng đảo Phan Vinh A cho biết: “Ngày 21-8-2019, ngư dân Đỗ Tường, 36 tuổi ở xã Long Hải, huyện Phú Quý (Bình Thuận) lặn ở độ sâu 18 m bị cá đập vỡ kính lặn làm chảy máu mặt sơ cứu ở đảo Tiên Nữ. Do vết thương nghiêm trọng, máu chảy nhiều, bệnh nhân được chuyển tới đảo Phan Vinh A điều trị kịp thời”.
Khát vọng vươn khơi bám biển, khai thác nguồn hải sản của ngư dân luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, khuyến khích. Ngoài biển rộng bao la, có Trường Sa làm điểm tựa vững chắc, sẽ là động lực để mỗi tàu ra khơi lưới nặng cá đầy, để mỗi ngư dân trở thành một chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Kỳ 3: Vững vàng nơi đầu sóng
Ghi chép của Phong Vân
Nguồn: Baobacninh.com.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 34 | |
Tất cả | 3186327 |