2021-12-22 08:21:54
Số lượt xem 2699
Với nhiều nông dân, việc trồng rau, nuôi lợn là điều đơn giản, nhưng hoạt động sản xuất này lại vô cùng khó ở Trường Sa, nơi chỉ có gió, cát và muối. Đó là những “đặc sản” trên quần đảo Trường Sa. Nhưng đối với cán bộ, chiến sĩ trên đảo Thuyền Chài, (thuộc quần đảo Trường Sa) thì nắng và gió đã trở nên quen thuộc, để ươm lên những mầm xanh tươi tốt là cả một quá trình khổ ải, mà cũng chỉ có cán bộ, chiến sĩ ở nơi đây mới làm nên được “kỳ tích” đó.
Chăm sóc vườn rau xanh của đơn vị.
Chúng tôi vượt hơn 240 hải lý đến đảo Thuyền Chài, một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Nhìn những luống rau xanh tốt, ít ai nghĩ rằng để có được thành quả đó là cả một quá trình gian nan, khổ ải. Ở khu tăng gia trên đảo, đầy đủ các loại rau, từ rau gia vị, rau cải, rau muống, mùng tơi...vươn lên mạnh mẽ trong nắng và gió.
Thượng úy Lương Văn Hợp, Chính trị viên đảo Thuyền Chài chia sẻ: “Đối với việc trồng rau ở đất liền thì thật đơn giản, nhưng ở đây để có những luống rau xanh tốt đảm bảo phục vụ nhu cầu rau xanh cho bộ đội trên đảo là cả một quá trình kỳ công chăm sóc. Đất phải được chở từ đất liền ra, kèm theo là hạt giống các loại như cải, mướp, mồng tơi, bầu, bí... nhưng khó khăn nhất vẫn là nước ngọt, nên mọi sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ đều phải hết sức tiết kiệm, từ việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân hằng ngày đều phải chắt chiu để gạn lọc dành cho tưới rau”.
Quá trình “tuần hoàn” của những giọt nước ngọt từ lúc tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho đến khi ra vườn rau là một “quy trình” rất công phu, bài bản. Trước hết, khi tắm các cán bộ, chiến sĩ phải tắm nước biển, sau đó tráng qua nước ngọt, phần nước đọng lại được gạn lọc mang đi tưới rau, kể cả việc vệ sinh cá nhân, cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện cùng thời gian để tránh bị lãng phí nguồn nước.
Ở một nơi khí hậu khắc nghiệt, hơi mặn từ nước biển thổi lên quanh năm, việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng không kém phần công phu. Ban ngày, cán bộ, chiến sĩ nhặt cỏ, tưới rau, đêm đến, mọi người tập trung soi đèn bắt sâu. Theo một chiến sĩ ở đảo cho biết: “Nếu một đêm mà không để ý đến vườn rau thì mọi công sức đều vô ích, bởi sâu rất nhiều, nó ăn hết lá luôn”. Ngoài việc chăm sóc rau, bắt sâu, cho đến khâu thu hoạch, công tác thâm canh, gối vụ cũng được các chiến sỹ trên đảo tính toán rất khoa học, phù hợp với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, đúng mùa vụ, mùa nào thức ấy, nên để có được những luống rau tươi tốt mọi công sức cán bộ, chiến sĩ đảo Thuyền Chài bỏ ra cũng không ít.
Bên cạnh công việc tưới rau, bắt sâu, gieo trồng đúng thời vụ thì một nguyên nhân nữa khiến cho việc trồng rau trên đảo Thuyền Chài gặp nhiều khó khăn đó là những cơn “gió độc” từ biển thổi vào, nếu không kịp che chắn thì toàn bộ các luống rau sẽ trở nên héo úa và tàn lụi dần. Vì vậy, để trồng được rau xanh, các cán bộ, chiến sĩ phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết, khí hậu, cắt cử người che chắn vườn theo đúng hướng, thậm chí từng ngày, theo từng làn gió để những luống rau luôn được tươi tốt.
Cũng theo Thượng úy Lương Văn Hợp: “Ở đây việc trồng, chăm sóc rau cũng là một tiêu chí để đánh giá điểm thi đua của đơn vị. Vì vậy, anh em chỉ huy phải làm gương để anh em khác trong đơn vị thi đua học tập, từ đó đã tạo ra sức mạnh lan tỏa ra toàn đơn vị, anh em rất hăng say tăng gia sản xuất. Nhờ sự chung sức, đồng lòng mà bây giờ chúng tôi có thể tự túc được rau xanh quanh năm, mùa nào rau ấy. Có thời điểm trồng nhiều ăn không hết, đơn vị còn cho các ngư dân đi khai thác thủy sản ngang qua đảo”.
Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân khẳng định, những chiến sĩ hải quân luôn vững tay súng bảo vệ biển trời Tổ quốc nhưng còn nhiệm vụ lớn lao không kém, đó là làm cuộc sống trên đảo vươn mầm, chiến thắng sự khắc nghiệt giữa đại dương.
Với những mô hình nông nghiệp thành công giữa Trường Sa tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự đang là kỳ tích của các chiến sĩ Hải quân. Tất cả được xây đắp bằng sự cố gắng không mệt mỏi của các anh, những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo nhưng không quên làm cuộc sống sinh sôi, phát triển. Thiên nhiên và biển cả đã chịu khuất phục trước tài năng và cố gắng không mệt mỏi của các anh. Những kỳ tích thầm lặng của các anh là những bậc thang quan trọng, xây dựng cuộc sống phồn vinh tương lai của đảo nhỏ. Và giờ, các anh đang khẳng định rằng, khoảng cách cuộc sống giữa đảo và đất liền đang dần được rút ngắn.
Thượng úy Lương Văn Hợp, Chính trị viên đảo Thuyền Chài chia sẻ: “Đối với việc trồng rau ở đất liền thì thật đơn giản, nhưng ở đây để có những luống rau xanh tốt đảm bảo phục vụ nhu cầu rau xanh cho bộ đội trên đảo là cả một quá trình kỳ công chăm sóc. Đất phải được chở từ đất liền ra, kèm theo là hạt giống các loại như cải, mướp, mồng tơi, bầu, bí... nhưng khó khăn nhất vẫn là nước ngọt, nên mọi sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ đều phải hết sức tiết kiệm, từ việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân hằng ngày đều phải chắt chiu để gạn lọc dành cho tưới rau”.
Quá trình “tuần hoàn” của những giọt nước ngọt từ lúc tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho đến khi ra vườn rau là một “quy trình” rất công phu, bài bản. Trước hết, khi tắm các cán bộ, chiến sĩ phải tắm nước biển, sau đó tráng qua nước ngọt, phần nước đọng lại được gạn lọc mang đi tưới rau, kể cả việc vệ sinh cá nhân, cán bộ, chiến sĩ phải thực hiện cùng thời gian để tránh bị lãng phí nguồn nước.
Ở một nơi khí hậu khắc nghiệt, hơi mặn từ nước biển thổi lên quanh năm, việc chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng không kém phần công phu. Ban ngày, cán bộ, chiến sĩ nhặt cỏ, tưới rau, đêm đến, mọi người tập trung soi đèn bắt sâu. Theo một chiến sĩ ở đảo cho biết: “Nếu một đêm mà không để ý đến vườn rau thì mọi công sức đều vô ích, bởi sâu rất nhiều, nó ăn hết lá luôn”. Ngoài việc chăm sóc rau, bắt sâu, cho đến khâu thu hoạch, công tác thâm canh, gối vụ cũng được các chiến sỹ trên đảo tính toán rất khoa học, phù hợp với thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, đúng mùa vụ, mùa nào thức ấy, nên để có được những luống rau tươi tốt mọi công sức cán bộ, chiến sĩ đảo Thuyền Chài bỏ ra cũng không ít.
Bên cạnh công việc tưới rau, bắt sâu, gieo trồng đúng thời vụ thì một nguyên nhân nữa khiến cho việc trồng rau trên đảo Thuyền Chài gặp nhiều khó khăn đó là những cơn “gió độc” từ biển thổi vào, nếu không kịp che chắn thì toàn bộ các luống rau sẽ trở nên héo úa và tàn lụi dần. Vì vậy, để trồng được rau xanh, các cán bộ, chiến sĩ phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết, khí hậu, cắt cử người che chắn vườn theo đúng hướng, thậm chí từng ngày, theo từng làn gió để những luống rau luôn được tươi tốt.
Cũng theo Thượng úy Lương Văn Hợp: “Ở đây việc trồng, chăm sóc rau cũng là một tiêu chí để đánh giá điểm thi đua của đơn vị. Vì vậy, anh em chỉ huy phải làm gương để anh em khác trong đơn vị thi đua học tập, từ đó đã tạo ra sức mạnh lan tỏa ra toàn đơn vị, anh em rất hăng say tăng gia sản xuất. Nhờ sự chung sức, đồng lòng mà bây giờ chúng tôi có thể tự túc được rau xanh quanh năm, mùa nào rau ấy. Có thời điểm trồng nhiều ăn không hết, đơn vị còn cho các ngư dân đi khai thác thủy sản ngang qua đảo”.
Thượng tá Lương Xuân Giáp, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân khẳng định, những chiến sĩ hải quân luôn vững tay súng bảo vệ biển trời Tổ quốc nhưng còn nhiệm vụ lớn lao không kém, đó là làm cuộc sống trên đảo vươn mầm, chiến thắng sự khắc nghiệt giữa đại dương.
Với những mô hình nông nghiệp thành công giữa Trường Sa tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự đang là kỳ tích của các chiến sĩ Hải quân. Tất cả được xây đắp bằng sự cố gắng không mệt mỏi của các anh, những chiến sĩ hải quân đang ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo nhưng không quên làm cuộc sống sinh sôi, phát triển. Thiên nhiên và biển cả đã chịu khuất phục trước tài năng và cố gắng không mệt mỏi của các anh. Những kỳ tích thầm lặng của các anh là những bậc thang quan trọng, xây dựng cuộc sống phồn vinh tương lai của đảo nhỏ. Và giờ, các anh đang khẳng định rằng, khoảng cách cuộc sống giữa đảo và đất liền đang dần được rút ngắn.
Đỗ Xuân
Nguồn: baobacninh.com.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 80 | |
Tất cả | 3123103 |