2017-01-24 09:30:47 Số lượt xem 7628

Ngày 26-7-2016, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 30-QĐ/TW về  thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Theo đó, Quy định số 30-QĐ/TW sửa đổi, bổ sung những nội dung mà Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01-11-2011 ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI (gọi tắt là Hướng dẫn 46) còn thiếu, chưa cụ thể, chưa rõ và cụ thể hóa thêm một số nội dung theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Những điểm bổ sung, sửa đổi là:

1. Về tên gọi của văn bản

Hội nghị Trung ương Khoá XII đã quyết định đổi tên gọi “Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khoá XI” thành “Quy định thi hành Chương VII Chương VIIIĐiều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng” để bảo đảm sự thống nhất chung.

2. Về chủ thể kiểm tra, giám sát

- Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung chủ thể kiểm tra, giám sát là ban thường vụ đảng ủy cơ sở. Trước đó, Hướng dẫn 46 quy định chủ thể kiểm tra, giám sát không có ban thường vụ đảng ủy cơ sở mà chỉ có: chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra; ban cán sự đảng, đảng đoàn.

- Bỏ quy định “cơ quan ủy ban kiểm tra” là chủ thể kiểm tra,vì theo quy định hiện hành, cơ quan ủy ban kiểm tra là cơ quan tham mưu, giúp việc cho ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng.

3. Về đối tượng kiểm tra, giám sát

Quy định số 30-QĐ/TW, bổ sung chi ủy, ban thường vụ đảng ủy cơ sở là đối tượng kiểm tra, giám sát cho phù hợp với Quy định 263-QĐ/TW, ngày 08-10 -2014 của Bộ Chính trịvề xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm. Như vậy, đối tượng kiểm tra, giám sát trong Quy định là: Chi ủy, chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn; đảng viên.

4. Về các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, giám sát

Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy: Chủ trì giải quyết tố cáo theo Quy định của Bộ Chính trị hoặc cấp ủy cùng cấp về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc cấp ủy quản lý có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

Vì theo Quyết định 210-QĐ/TW ngày 08-11-2013 của Bộ Chính trị các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy ngoài việc tham mưu cho cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra, công tác giám sát còn được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tố cáo.

5. V ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

Bổ sung nội dung: “Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng” để ủy ban kiểm tra các cấp xác định đó là nhiệm vụ của mình và có trách nhiệm phổ biến các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng và kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

6. Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát

Bổ sung nội dung: “Cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng” để cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp có sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến về công tác này đối với ủy ban kiểm tra các cấp và các tổ chức đảng.

7. Về số lượng ủy ban kiểm tra

- Điều chỉnh số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương bằng số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương là 11-13 ủyviên (do Đảng ủy Khối quyết định), trước đó, là 9-11 ủy viên.

- Bổ sung thêm chức danh Chánh Thanh tra Bộ Công an tham gia làm ủy viên kiêm chức Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương cho đồng bộ và thống nhất với cơ cấu của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.

-  Bổ sung cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Ngoài nước vì Đảng ủy Ngoài nước mới thành lập.

-  Việc chuẩn y, điều động thành viên ủy ban kiểm tra (Khoản 2, Điều 31): Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung: “Khi điều động thành viên ủy ban kiểm tra (kể cả ủy viên kiêm chức) sang công tác ở các đơn vị khác trong đảng bộ nhưng không cơ cấu chức danh tham gia ủy ban kiểm tra thì đương nhiên thôi tham gia ủy ban kiểm tra đương nhiệm” để tổ chức đảng giảm bớt các thủ tục cho đảng viên thôi không tham gia ủy ban kiểm tra nữa.

8. Về nội dung giám sát

Đối với tổ chức đảng: Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung giám sát tổ chức đảng là:“Giám sát việc ban hành các văn bản có dấu hiệu trái với chủ trương, đường lốỉ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Đối với cấp ủy viên và cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý: Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung 2 nội dung giám sát là: (1) Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quy chế công tác; (2) Việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

9. Về thẩm quyền, nguyên tắc giải quyết tố cáo

- Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung, sửa đổi quy định đơn tố cáo không giải quyết: “Không giải quyết đơn tố cáogiấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ và đơn tố cáo có tên đã được cấp có thẩm quyền (do Điều lệ Đảng và Luật Tố cáo quy định)xem xét, kết luận, nay tốcáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới làm thay đổi bản chất vụ việc; đơn tố cáo có tên nhưng nội dung không cụ thể, không có căn cứ để thẩm tra, xác minh; đơn tố cáo có tên, nhưng trong nội dung của đơn không chứa đựng, phản ánh nội dung tố cáo đối với đảng viên, tổ chức đảng; đơn tố cáo không phải bản do người tố cáo trực tiếp ký tên; đơn tố cáo có từ hai người trở lên cùng ký tên; đơn tố cáo của người không có năng lực hành vi dân sự”.

- Bổ sung nội dung:“Trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo thì tổ chức đảng giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tốcáo đó, trừ trường hợp bị đe dọa, ép buộc, mua chuộc”.

Vì  trước đó, Hướng dẫn 46 chưa quy định nội dung người tố cáo xin rút nội dung đã tố cáo. Nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp trong quá trình tổ chức đảng đang giải quyết tố cáo, người tố cáo nhận thấy nội dung tố cáo không phù hợp, đã tự nguyện xin rút một hoặc một số nội dung tố cáo, nhưng tổ chức đảng không cho rút và vẫn giải quyết đơn tố cáo. Trong khi đó Luật Tố cáo có quy định những trường hợp cho rút nội dung tố cáo.

- Bổ sung, sửa đổi nội dung sau: Những người lợi dụng việc tố cáo để xuyên tạc sự thật,vu khống, tố cáo bịa đặt, đả kích, chia rẽ bè phái, gây rối nội bộ, tái tố nhiều lần có dụng ý xấu phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước, để ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng tố cáo với dụng ý xấu.

10. Về phạm vi giải quyết khiếu nại

Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung nội dung: Chỉ giải quyết khiếu nại về nội dung vi phạmhình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, thủ tục, quy trình, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại. Vì trước đó, Hướng dẫn 46 quy định: “Chỉ giải quyết những nội dung quyết định kỷ luật đảng mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại”.

Bởi trên thực tế người khiếu nại không chỉ khiếu nại về nội dung vi phạm mà còn khiếu nại cả về quy trình, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền xem xét, kỷ luật.     

11. Về thi hành kỷ luật trong Đảng

- Quy định số 30-QĐ/TW đã bổ sung quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm: “Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị”. Trước mắt, Quy định này chỉ quy định về chủ trương chung, còn nội dung cụ thể giao cho Bộ Chính trị xem xét quy định.

- Bổ sung việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi đối với đảng viên bị kỷ luậtoan: Hướng dẫn 46 quy định: “Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp quyết định kỷ luật oan, sai đối với đảng viên phải thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định đó, đồng thời tự phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm, nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên xem xét, quyết định”, để thống nhất với quy định của Nhà nước; đồng thời, cũng nhằm đề cao trách nhiệm của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp trong thi hành kỷ luật. Do vậy, Quy định số 30-QĐ/TW bổ sung: Đảng viên bị kỷ luật oan phải được xin lỗi và phục hồi quyền lợỉ. Việc xin lỗi và phục hồi quyền lợi thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị.

12. Về tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp cóthẩm quyền quyết định

- Hướng dẫn 46 quy định việc bỏ phiếu biểu quyết kỷ luật đảng phải tiến hành 2 lần; trong đó, lần 1 bỏ phiếu biểu quyết “có kỷ luật hay không kỷ luật”, trường hợp biểu quyết “có kỷ luật” thì bỏ phiếu lần 2 để biểu quyết quyết định hình thức kỷ luật cụ thể.

Do trong quá trình thực hiện xét thấy chưa phù hợp, mặt khác, các lỗi vi phạm đã được xác định rõ về hình thức kỷ luật theo Quy định 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị khoá XI về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Vì vậy, chỉ quy định chung trong một mẫu phiếu biểu quyết kỷ luật như đã thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội X là phù hợp.

Quy định số 30-QĐ/TW, đã bổ sung, làm rõ: Việc biểu quyết đề nghị kỷ luật hoặc biểu quyết quyết định kỷ luật phải bằng phiếu kín. Sau khi xem xét, kết luận tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì tổ chức đảng phải bỏ phiếu biểu quyết quyết định hoặc biểu quyết đề nghị hình thức kỷ luật cụ thể bằng phiếu kín.

Đồng thời, bổ sung việc sau khi bỏ phiếu biểu quyết quyết định kỷ luật, nếu sốphiếu phân tán, không có hình thức kỷ luật nào quá 50%thì thực hiện cộng dồn phiếu để xác định hình thức kỷ luật cụ thể; qua đó nhằm khắc phục tình trạng đùn đẩy lên cấp trên phải giải quyết.

13. Sửa đổi, bổ sung điểm 1 và 2, Khoản 7, Điều 39, Hướng dẫn 46. Trong quá trình thực hiện cho thấy: Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng phải qua nhiều cấp, phải thành lập nhiều đoàn giải quyết khiếu nại rất tốn kém và kéo dài thời gian giải quyết. Do đó, Quy định số 30-QĐ/TW đã sửa đổi, bổ sung 2 điểm cho phù hợp hơn. Cụ thể là:

1. Việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật đảng được tiến hành từ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cấp trên cơ sở,ủy ban kiểm tra, ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên.

Đảng viên là cấp ủy viên các cấp, thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ đã quyết định xử lý kỷ luật theo thẩm quyền, nếu có khiếu nại thì do cấp ủy cơ sở hoặc ban thườngvụ cấp ủy quản lý đảng viên đó giải quyết khiếu nại kỷ luật lần đầu.

Sau khi được giải quyết, nếu đảng viên hoặc tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật không đồng ý, có khiếu nại tiếp thì tổ chức đảng cấp trên tiếp tục giải quyết.

2. Ban Bí thư là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với hình thức kỷ luật khai trừ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng đối với các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức do cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương trở xuống quyết định; còn đối với các hình thức kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị quyết định thì Ban Chấp hành Trung ương là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng”.

Ngoài các nội dung trên, Quy định còn được chỉnh sửa, lược bỏ hoặc bổ sung một số từ, cụm từ, nội dung cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Video
Thống kê truy cập
Đang online90
Tất cả2897409