2019-10-30 16:09:28 Số lượt xem 4442
THÀNH ỦY BẮC NINH
BAN TUYÊN GIÁO
 œ
 
 
 
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU
THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 11
(Lưu hành nội bộ)
 
 
 
 
 
                                         
 
 
 
 
 
 
Tháng 11 năm 2019
 
 
 
 
 
 
 
 
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
I
Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
4
1
Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2019
4
2
Kết quả thực hiện 5 quyết tâm chính trị của Thành phố từ đầu năm đến nay:
5
3

Tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019"

5
II
Văn bản mới ban hành
6
1
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
6
2
Hướng dẫn số 102-HD/BTGTW ngày 30/9/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng".
6
 
3
Thông báo Kết luận số 156-TB/TW ngày 01/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”.
6
 
4
Hướng dẫn số 105-HD/BTGTW, ngày 11/10/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác lý luận chính trị và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.
6
 
5
Hướng dẫn số 21 - HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
6
 
6
Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
6
 
7
Kế hoạch số 0104-KH/TU ngày 23/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
6
8
Kế hoạch số 88-KH/TU ngày 10/10/2019 của Thành ủy Bắc Ninh về Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXII và Đại hội các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025
6
9
Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 22/10/2019 của BTV Thành ủy về nắm tình hình nhân dân đối với Đại hội Đảng các cấp và tổng hợp ý kiến cảu nhân dân đóng góp váo các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố  Bắc Ninh lần thứ XXII, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX và Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
6
III
Kết quả nổi bật về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
7
1
Công tác xây dựng Đảng
7
2
MTTQ và các đoàn thể Thành phố
7
IV
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
8
1

Coi trọng chất lượng cấp ủy trong xây dựng nhân sự khóa mới

8
2
Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống: Điểm sáng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
11
V
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Lan tỏa những điển hình tiên tiến
12
VI
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Chống 'diễn biến hòa bình': Tự do báo chí và cái nhìn ác ý, dã tâm kích động, chống phá của CPJ
13
       
 
 
 
I- Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
1- Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2019
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chuyên đề năm 2019  “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng; Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”; tuyên truyền kết quả Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 (khóa XII); tuyên truyền kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của Thành phố tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2019.
- Tuyên truyền về việc tổ chức Đại hội Đảng các cấp, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng của địa phương, đơn vị theo Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 88-KH/TU ngày 10/10/2019 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố.
- Tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, phối hợp với cac cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ kinh phí cho người dân theo quy định. Tập trung quyết liệt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc cấp nước sinh hoạt cho người dân đảm bảo tuyệt đối an toàn.
- Thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019; phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các công trình vi phạm luật đê điều, luật thủy lợi trên địa bàn.
- Tiếp tục tuyên truyền đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác VSMT. Tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, du lịch, các hoạt động lễ hội, văn hóa, thể thao. Tuyên truyền chủ trương của Thành phố trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường những nơi công cộng và các khu dân cư, trong đó đầu tư thùng rác thu gom rác thải sinh hoạt hữu cơ và vô cơ bằng hai màu xanh và cam khác nhau tại các khu dân cư giúp người dân phân loại rác ngay từ đầu nguồn, đồng thời Thành phố cũng đầu tư các loại xe thu gom rác hai màu qua đó từng bước tạo ý thức nề nếp cho mọi người dân trên địa bàn Thành phố.
- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án trong tâm, trọng điểm của tỉnh và Thành phố (các công trình thuộc khu trung tâm TDTT Tỉnh, công viên hữu nghị quốc tế FDI, trung tâm văn hóa thể thao các xã, phường, …)
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm về xây dựng, nhất là các công trình có quy mô lớn (về điều  kiện khởi công, cấp phép xây dựng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,…).
- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, người có công với cách mạng.
2- Kết quả thực hiện 5 quyết tâm chính trị của Thành phố từ đầu năm đến nay:
 - Toàn Thành phố đã trồng mới 18.000 cây xanh đô thị (kế hoạch là 16.000 cây).
- Hoàn thành xây mới, cải tạo, kiên cố 06 trường học; đang triển khai thi công 12 trường; Hoàn thành việc cải tạo 100% hệ thống đèn chiếu sáng đạt chuẩn. Công tác cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh các trường học đạt 80% tiến độ, dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2019.
 - Thống nhất 110 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố trong đó có 8 điểm đã được quy hoạch và xây dựng. Giao UBND các xã, phường chủ động tiếp tục cải tạo, chỉnh trang các hạng mục, công trình cần đầu tư đối với 11 điểm tập kết rác thải sinh hoạt nông thôn, trong đó điểm xử lý rác thải tại Trà Xuyên, Khúc Xuyên đã đưa vào sử dụng từ đầu tháng 10/2019.Tiếp tục xây dựng 60% khu dân cư đạt tiêu chí “khu dân cư sạch”.
- Bàn giao, đưa vào sử dụng trung tâm văn hóa thể thao, vườn hoa và khu vui chơi phường Đáp Cầu. Hoàn thiện GPMB và đang triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa Thể thao phường Kinh Bắc. Tập trung giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng, nâng cấp các Trung tâm Văn hóa thể thao xã, phường và các điểm vườn hoa, tập luyện thể dục thể thao và vui chơi giải trí.
- Thành phố hiện đã quy hoạch 91 vị trí và triển khai một số điểm, bãi đỗ xe tĩnh tại 12 địa phương.
 3- Tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019":

 Ngày 3/10/2019, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND về tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019".

 Nội dung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chủ đề Chiến dịch năm 2019 với chủ đề: "Hành động địa phương, tác động toàn cầu", trong đó tập trung vào vấn đề chống rác thải nhự, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức vệ sinh trong khu dân cư, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, hạn chế sử dụng túi nilông và các sản phẩm làm bằng nhựa dùng một lần, phân loại rác thải đầu nguồn. UBND các xã, phường đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đối với các xã thực nhiện tốt tiêu chí 17 (tiêu chí về môi trường) trong xây dựng  nông thôn mới; lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về môi trường, tiêu chí "khu dân cư sạch". Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt các hành vi như; vứt, thải, bỏ rác thải không đúng nơi  quy định; không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyenr giao chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định…Tổ chức treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019 với chủ đề "Hành động địa phương, tác động toàn cầu" ở nơi công cộng, đường phố chính, trụ sở cơ quan làm việc, nơi đông người qua lại…. Phát hiện, biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhiều đóng góp hiệu quả, thiết thực trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; giới thiệu mô hình tiêu biểu về thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn; mô hình giảm thiểu rác thải nhựa hiệu quả; khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ môi trường do người dân và cộng đồng tự khởi xướng.

        II- Văn bản mới ban hành

  1. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
 2. Hướng dẫn số 102-HD/BTGTW ngày 30/9/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng".
 3. Thông báo Kết luận số 156-TB/TW ngày 01/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”.
 4. Hướng dẫn số 105-HD/BTGTW, ngày 11/10/2019 của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác lý luận chính trị và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2020.
 5. Hướng dẫn số 21 - HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
 6. Hướng dẫn số 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương về một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
 7. Kế hoạch số 0104-KH/TU ngày 23/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
 8. Kế hoạch số 88-KH/TU ngày 10/10/2019 của Thành ủy Bắc Ninh về Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXII và Đại hội các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-2025.
 9. Kế hoạch số 89-KH/TU ngày 22/10/2019 của BTV Thành ủy về nắm tình hình nhân dân đối với Đại hội Đảng các cấp và tổng hợp ý kiến cảu nhân dân đóng góp váo các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố  Bắc Ninh lần thứ XXII, Đại hội Đảng bộ Tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX và Đại hội Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
 
 III- Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
 1- Công tác xây dựng Đảng
Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm BDCT Thành phố tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm sau: đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2019; tuyên truyền những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; chủ đề công tác năm 2019, 05 quyết tâm chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/9/2019 của BTV Thành ủy…Biên tập và xuất bản Bản tin thành phố, duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử Thành ủy.Duy trì tổ chức Lễ chào cờ vào tuần đầu tiên hàng tháng, đến nay đã có 22 chi, đảng bộ tổ chức Lễ Chào cờ. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục bổ sung, tái bản lịch sử Đảng bộ. Cử báo cáo viên tham dự Hội thi báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2019. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ; kết nạp Đảng, chuyển đảng chính thức đảng viên dự bị; đề nghị tặng Huy hiệu Đảng cho các đảng viên dịp kỷ niệm 102 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2019).... Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra; xem xét giải quyết theo thẩm quyền và chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân vận, đồng thời tổ chức việc sơ, tổng kết định kỳ theo quy định;tiếp tục hướng dẫn đẩy mạnh việc triển khai Chương trình “10 phút góp phần làm sạch thành phố”. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức các Hội nghị; chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW về công tác tiếp dân và xây dựng lịch tiếp dân của các đồng chí Thường trực Thành ủy theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ gửi nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng, xử lý phát hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận và xử lý   kịp thời công văn đến, phát hành văn bản đi của cấp ủy, đảm bảo đúng thể thức, hạn chế sai sót. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch. Tổ chức Hội nghị thông tin thời sự; cấp phát Bản tin sinh hoạt chi bộ, cuốn tài liệu tham khảo dành cho báo cáo viên.
 2- MTTQ và các đoàn thể Thành phố
  * Sáng 17/10, Ủy ban MTTQ thành phố tổ chức lễ phát động đợt cao điểm ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019.
  Những năm qua, cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” ở thành phố luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Riêng trong năm 2018, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp thành phố đã vận động được tổng số tiền trên 1,4 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Từ nguồn quỹ này, UB MTTQ đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 39 nhà đại đoàn kết với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng. Tổ chức thăm hỏi, tặng hàng trăm suất quà cho hộ nghèo nhân dịp Lễ, Tết; mua xe đạp, tặng học bổng hỗ trợ con em hộ nghèo đi học...
Để góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội và mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn, Ủy ban MTTQ thành phố  phát động tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm tiếp tục phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, chung tay chia sẻ, giúp đỡ người nghèo với tấm lòng nhân ái, phấn đấu toàn thành phố vận động ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" năm 2019 đạt trên 1 tỷ 150 triệu đồng.Trong đó, vận động mỗi cán bộ, công chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang ủng hộ ít nhất một ngày lương cơ bản; hộ kinh doanh buôn bán, dịch vụ ủng hộ 100 nghìn đồng trở lên; hộ gia đình ủng hộ từ 20 nghìn đồng trở lên; các xã, phường ủng hộ từ 25 triệu đồng đến 45 triệu đồng; mỗi doanh nghiệp phấn đấu ủng hộ từ 65 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 01 ngôi nhà đại đoàn kết. Đợt cao điểm vận động ủng hộ Quỹ diễn ra từ ngày 15/10 – 15/11/2019.
 Ngay tại lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đã trực tiếp ủng hộ và đăng ký ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thành phố với số tiền 1,5  tỷ đồng.
 Nhân dịp này, Ủy ban MTTQ  - Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” thành phố tặng Giấy chứng nhận “Tấm lòng vàng” cho 24 cơ quan, đơn vị đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ; tặng Giấy khen cho 07 tập thể có thành tích tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” của thành phố năm 2018./.
* Vừa qua, Hội người mù thành phố Bắc Ninh tổ chức: Chương trình “Vầng trăng yêu thương nâng bước em đến trường” nhằm trao quà và học bổng cho học sinh, sinh viên là người mù và con người mù nhân dịp tết trung thu và năm học mới 2019 – 2020.
 Tại chương trình có 36 học sinh khiếm thị và con hội viên khiếm thị được trao học bổng với tổng trị giá trên 20 triệu đồng và 24 cặp sách đến trường. Đây là hoạt động thường niên của Hội Người mù thành phố Bắc Ninh nhân dịp năm học mới và đón Tết Trung thu nhằm động viên, khích lệ giúp các em học sinh tự tin vươn lên trong học tập và hòa nhập với cộng đồng.
 IV- Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:

 1. Coi trọng chất lượng cấp ủy trong xây dựng nhân sự khóa mới

 Cấp ủy các cấp tiến hành xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng cấp ủy, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy.

 Đó là một trong những nội dung quan trọng trong văn bản số 26-HD/BTCTW ngày 18/10/2019 của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 Trước tháng 12/2019, hoàn thành việc quán triệt nội dung Chỉ thị 35

 Cấp ủy các cấp cần lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai, quán triệt đầy đủ, sâu sắc nội dung Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị và các phụ lục kèm theo; Quy chế bầu cử trong Đảng; Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; Kế hoạch tổ chức đại hội của cấp mình; Hướng dẫn này và các nội dung liên quan. Thời gian tổ chức hội nghị quán triệt trong thời gian không quá 01 ngày và hoàn thành trước tháng 12/2019.

 Cùng với đó, cần coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức phù hợp, hiệu quả khác.

 Xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025

 Cấp ủy trực thuộc Trung ương quyết định thành lập tiểu ban nhân sự từ 5-7 đồng chí (bảo đảm không quá 50% số lượng ủy viên ban thường vụ đương nhiệm), gồm: Bí thư, các phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và uỷ viên ban thường vụ khác (nếu cần). Đồng chí bí thư cấp uỷ làm trưởng tiểu ban, đồng chí trưởng ban tổ chức cấp ủy làm thường trực tiểu ban.

Cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng đề án nhân sự nhiệm kỳ 2020-2025, tập trung vào một số nội dung: Tổng kết công tác nhân sự nhiệm kỳ 2015-2020; quán triệt quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng và các quy định, hướng dẫn của cấp trên; dự báo bối cảnh, tình hình, xác định rõ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng đề án nhân sự bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy đối với địa bàn, lĩnh vực quan trọng và cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo quy định. Bám sát quy định của Trung ương và trên cơ sở nguồn cán bộ (tái cử và quy hoạch), cấp ủy các cấp tiến hành xác định tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng cấp ủy viên đối với từng địa bàn, lĩnh vực công tác quan trọng theo phương châm: Phải coi trọng chất lượng cấp ủy, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn và không nhất thiết địa phương, ban, ngành nào cũng phải có người tham gia cấp ủy.
 Việc xây dựng đề án nhân sự cần phải được thảo luận dân chủ, kỹ lưỡng, phát huy trí tuệ và tạo sự đoàn kết, thống nhất, đồng thuận trong tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin không chính thức, thông tin giả, xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội… liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.
 Cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy phù hợp với tình hình địa phương
 Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu tại Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, cấp ủy các cấp cụ thể hóa tiêu chuẩn cấp ủy cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và những năm tiếp theo; trong đó, đối với một số chức danh cần xem xét cụ thể theo hướng: Các đồng chí được dự kiến giới thiệu làm bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND; lãnh đạo chủ chốt HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, phải là người có kiến thức, am hiểu và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách.
 Các đồng chí cấp ủy được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời, phải có trình độ, năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Các đồng chí dự kiến giới thiệu làm lãnh đạo chủ chốt ở cấp trên ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh theo quy định, cần kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp (trừ trường hợp là cán bộ điều động, luân chuyển). Đối với những đồng chí khi thực hiện quy trình công tác cán bộ nếu chưa bảo đảm một số tiêu chuẩn, điều kiện theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị thì các cấp ủy phải tiến hành rà soát kỹ lưỡng, xử lý dứt điểm những vi phạm theo tinh thần Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư và các quy định liên quan trước khi xem xét giới thiệu nhân sự tham gia cấp ủy các cấp.
 Thực hiện chủ trương đổi mới cấp ủy theo tinh thần Chỉ thị 35
  Cùng với việc thực hiện công tác quy hoạch theo định kỳ, các cấp ủy tổ chức đảng cần tập trung chỉ đạo thực hiện công tác rà soát quy hoạch cán bộ vào quý IV/2019; trong đó, lấy quy hoạch cấp ủy làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý; chú trọng quy hoạch chức danh người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; đồng thời, đặc biệt quan tâm quy hoạch đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở các cấp để tạo nguồn cán bộ và thực hiện chủ trương đổi mới cấp ủy theo tinh thần Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị.
Để chuẩn bị một bước nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025, các cấp ủy tổ chức đảng cần chủ động thực hiện điều động, luân chuyển, phân công, bố trí cán bộ theo sát đề án nhân sự cấp ủy đã được thông qua; trong đó, quan tâm lãnh đạo, tăng cường cán bộ cho những nơi còn thiếu hoặc có phương án điều động, phân công công tác khác đối với nhân sự ngay sau đại hội; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm đối với những nơi nội bộ có biểu hiện mất đoàn kết hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài…
 Công tác nhân sự phải thực hiện đúng nguyên tắc, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự theo quy định; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; phát huy trí tuệ, trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu cấp ủy và cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền theo tinh thần Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị. Đồng thời, phải đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng cấp ủy các cấp; chất lượng, hiệu quả việc rà soát, lựa chọn, giới thiệu, thẩm định, xác minh và kết luận rõ, chính xác những vấn đề về tiêu chuẩn cấp ủy, tiêu chuẩn chính trị, các nội dung liên quan đến nhân sự trước đại hội.
Cùng với đó, cần thực hiện thống nhất chủ trương bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp (từ 8 năm trở lên) tại một địa phương, cơ quan, đơn vị; đồng thời, phấn đấu thực hiện chủ trương này ở cấp xã. Các đồng chí không tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2020-2025 thì thôi đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có cơ cấu tham gia cấp ủy ngay sau đại hội.
Hướng dẫn cũng nêu rõ, thực hiện dừng việc bổ sung cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2015-2020 trước 06 tháng tính đến thời điểm đại hội ở mỗi cấp theo Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị (tính theo thời điểm cấp ủy có văn bản đề nghị). Cấp uỷ triệu tập đại hội chỉ xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (có danh) liên quan đến nhân sự nếu đơn, thư đó gửi đến cấp uỷ trước ngày khai mạc đại hội 25 ngày làm việc (đối với cấp xã và tương đương), 30 ngày làm việc (đối với cấp tỉnh, cấp huyện); nếu gửi đến cấp uỷ triệu tập đại hội sau thời hạn nêu trên thì chuyển cho cấp ủy khoá mới xem xét, giải quyết theo quy định./.
  2- Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống:
  Điểm sáng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
 Chi bộ khu phố 2 hiện có 167 đảng viên sinh hoạt ở 7 tổ Đảng, trong đó có 34 đảng viên được miễn sinh hoạt. Chi bộ quản lý 254 đảng viên sinh hoạt theo Quy định số 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Theo đồng chí Nguyễn Văn Mận, Bí thư Chi bộ khu phố 2: Nằm ở phường trung tâm của thành phố, số lượng đảng viên tham gia sinh hoạt đông, song trình độ nhận thức lại không đồng đều giữa đảng viên là cán bộ hưu trí và đảng viên ở khu dân cư. Vì vậy, để việc quán triệt, triển khai đưa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, Chi bộ luôn chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, có định hướng cụ thể, rõ ràng đến từng đảng viên nhằm thống nhất về tư tưởng, nhận thức để có chương trình hành động sát thực, hiệu quả. 
 Điển hình tiêu biểu phải kể đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng đô thị văn minh. Chi ủy, Chi bộ khu phố luôn phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể khu phố xây dựng kế hoạch với những việc làm thiết thực, cụ thể: Ban Công tác Mặt trận phối hợp với khu phố triển khai mô hình “Khu phố xanh, sạch, văn minh”. Chi hội Phụ nữ triển khai mô hình thu gom và phân loại rác thải tại nhà, duy trì thực hiện tốt chương trình 10 phút làm sạch thành phố, tham gia vệ sinh trước cửa nhà vào 17h30 phút hằng ngày, tổng vệ sinh vào chiều 26 hằng tháng tại khuôn viên nhà văn hóa, vườn hoa, trường học, nơi công cộng. Chi hội Cựu chiến binh thực hiện tốt mô hình “tuyến đường cựu chiến binh tự quản”. Chi Đoàn Thanh niên tổ chức cho đoàn viên thu gom rác thải; xóa bỏ, bóc tách các quảng cáo, rao vặt trái phép trên các tuyến đường; tham gia trực chốt đảm bảo an toàn giao thông; ra quân thực hiện chương trình “Đường cây xanh thanh niên”…
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các tổ chức đoàn thể khu phố đã góp phần nâng cao nhận thức, thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của  đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, từng bước nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị tại địa phương. Hằng năm, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 98%, khu phố đạt chuẩn văn minh đô thị. Chi bộ giữ vững 6 năm (2013-2018) liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh (nay là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ).
Có được kết quả này, Bí thư Chi bộ Khu phố 2 Nguyễn Văn Mận cho biết: Không chỉ riêng việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng về xây dựng đô thị văn minh mà còn nhiều nội dung khác, trước mỗi cuộc họp Chi bộ, các đồng chí trong Chi ủy đều họp bàn để chuẩn bị, lựa chọn nội dung tiêu điểm đưa ra bàn thảo, thống nhất. Các nội dung được lựa chọn là các chủ đề, chuyên đề tập trung vào vấn đề trọng tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi uỷ, Chi bộ và bám sát thực tế cuộc sống khu dân cư. Trên cơ sở Nghị quyết lãnh đạo của Chi bộ, Ban Chi ủy lãnh đạo, chỉ đạo Ban Công tác Mặt trận, các đoàn thể tổ chức họp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và quần chúng nhân dân thực hiện. 
 Với quan điểm chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn khu dân cư, hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động của Chi bộ, khu phố và các đoàn thể, hầu hết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng được quán triệt, triển khai đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực ở khu phố 2.
 V-Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:
  Lan tỏa những điển hình tiên tiến
         
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Dân vận không chỉ tuyên truyền suông bằng sách báo, khẩu hiệu, mà cần phải bằng cả hành động cụ thể, thiết thực… xây dựng những điển hình tiêu biểu. Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Thực hiện lời dạy của Bác, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh luôn triển khai hiệu quả công tác dân vận gắn với tuyên dương nhân rộng, lan tỏa những tấm gương tiêu biểu trên mọi lĩnh vực. Bà Nguyễn Thị Quýnh là hai trong những tấm gương điển hình đó.
         
Đến với những canh hát quan họ cổ, nhiều người đều biết đến nghệ nhân Nguyễn Thị Quýnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Quan họ Đương Xá, phường Vạn An (thành phố Bắc Ninh). Gắn bó với quan họ mấy chục năm qua, bà Quýnh là lớp nghệ nhân thứ hai của làng quan họ gốc Đương Xá, là một trong số ít làng thực hiện việc lưu giữ, phục hồi quan họ tốt nhất của tỉnh.
         
Sinh ra ở làng quan họ Xuân Hội, xã Lạc Vệ (Tiên Du) và kết duyên vợ chồng với ông Nguyễn Văn Cách, người làng Đặng Xá (nay là Đương Xá, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh) - một trong 49 làng quan họ cổ, nên tình yêu quan họ như mạch nguồn chảy trong con người của bà Quýnh ngay từ khi còn nhỏ. Chiến tranh qua đi, quan họ cổ làng Đặng Xá bị chìm lắng và mai một đi nhiều, song với tình yêu, niềm đam mê quan họ, ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ quân y sỹ (Bệnh viện 110) trở về địa phương, bà bàn với chồng khôi phục truyền thống làng quan họ gốc. Được chồng ủng hộ, nên căn nhà của hai vợ chồng bà đã trở thành nơi giao lưu của những người yêu quan họ lúc nông nhàn. Đến đây, họ cùng nhau học hát, hướng dẫn nhau những lời khó trong quan họ cổ, làm dịu lắng, vơi đi những nhọc nhằn của cuộc sống và làm phong phú đời sống tinh thần. Số lượng người đam mê quan họ cứ dần tăng lên và đó cũng là lý do ra đời của CLB Quan họ làng Đương Xá do nghệ nhân Nguyễn Thị Quýnh làm chủ nhiệm.
         
Ban đầu khi mới thành lập (năm 1992), CLB chỉ có 12 thành viên, đến nay thu hút hơn 60 thành viên từ măng non đến cao tuổi. Là Chủ nhiệm Câu lạc bộ, bà hướng dẫn cho các thành viên tham gia nhiều hội diễn văn nghệ phục vụ các hoạt động cộng đồng ở địa phương, hội thi hát quan họ đầu xuân đạt thành tích cao. Riêng gia đình bà Quýnh, cả ba thế hệ, từ ông bà đến các cháu đều là những thành viên chủ chốt của CLB, họ đều say mê, cháy hết mình vì quan họ.
         
Không chỉ là người có công lớn khôi phục lại truyền thống quan họ ở làng Đương Xá, bà Quýnh còn cùng chồng dành nhiều thời gian, công sức và tiền của truyền dạy quan họ cho nhiều thế hệ. Đặc biệt, vào dịp hè hằng năm, trung bình có từ 50 đến 60 thiếu nhi tham gia lớp quan họ do Ban Chủ nhiệm CLB tổ chức.  Gần đây, CLB mở thêm lớp bổ túc, nâng cao kỹ năng quan họ cho cộng đồng những người yêu quan họ (hiện CLB đang bổ túc lớp thứ 2 và dự kiến lớp học kết thúc vào cuối năm nay).
Ở tuổi ngoài 70, nghệ nhân Nguyễn Thị Quýnh tự hào: “Trước đây khi chưa có “Nhà chứa quan họ” phường Vạn An, theo lối quan họ cổ thì nhà tôi được coi là “nhà chứa” đấy. Hiện, tôi vẫn lưu giữ được những bài hát quan họ cổ do chồng tôi sưu tầm bằng cách viết tay nắn nót và thu âm vào chiếc đài cổ. Đây là những kỷ vật quan trọng, vì nhờ những kỷ vật này mà tôi có thêm động lực để tích cực truyền dạy quan họ cho các thế hệ sau”... Từ sự lan tỏa ấy, đến nay riêng Khu Đương Xá có 3 đội văn nghệ, chủ yếu là hát quan họ; 100% các khu dân cư trong phường có đội văn nghệ. Năm 2016, phường thành lập CLB bảo tồn văn hóa quan họ.
         
Với những đóng góp tích cực cho quan họ nói chung, CLB Quan họ Đương Xá nói riêng, nghệ nhân Nguyễn Thị Quýnh được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen vì có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng hồ sơ UNESCO ghi danh Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; UBND tỉnh vinh danh là Nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh. Năm 2019, trong số 20 nghệ nhân của Bắc Ninh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”, bà Nguyễn Thị Quýnh được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”.
         
VI- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng:
         
Chống 'diễn biến hòa bình': Tự do báo chí và cái nhìn ác ý, dã tâm kích động, chống phá của CPJ
         
Năm nào cũng vậy, dù công bố vào thời điểm nào, Báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí toàn cầu của Ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) cũng đều có chung sự thiếu thiện cảm, hồ đồ, xuyên tạc, bóp méo, chống phá vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Đương nhiên, Báo cáo công bố năm 2019 mới đây cũng không là ngoại lệ, bởi nó vẫn chứa đựng cái nhìn ác ý, hằn học, dã tâm kích động, chống phá…
         
CPJ VÀ NHỮNG CÁI NHÌN LỆCH LẠC, HẰN HỌC
         
Ủy ban Bảo vệ ký giả (Committed to Protect Journalists - CPJ) được thành lập năm 1981, tại New York, Mỹ. Khi mới thành lập, CPJ đề ra tôn chỉ, mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan”. Thoạt nghe, ai cũng tin vào những điều tốt đẹp, hướng thiện, công bằng của CPJ. Nhưng thực tế thì sao? Suốt gần 40 năm tồn tại, ngày càng thấy rõ sự biến tướng của tổ chức này, đặc biệt trong việc nó bị lũng đoạn nhằm phục vụ mưu đồ chính trị, với những nhận xét về các vấn đề lớn của nhiều quốc gia, đặc biệt là nhân quyền, tự do báo chí một cách vô lối, xuyên tạc, áp đặt, thiếu khách quan, công bằng.
         
Thử điểm lại một vài ví dụ bất chợt trong các báo cáo qua nhiều năm khác nhau để xem cái nhìn lệch lạc, phiến diện, hằn học, dã tâm của CPJ đối với tình hình tự do báo chí tại Việt Nam ra sao.
         
Ngày 10/2/2008, CPJ ra cái gọi là “Bản phúc trình về tình trạng đàn áp ký giả trên khắp thế giới trong năm 2008”, trong đó có nội dung xuyên tạc rằng Việt Nam đã “đàn áp nhiều ký giả, những người viết nhật ký trên mạng (tức blogger), ngăn chặn mọi trang web hoặc vô cớ bắt giam và thu hồi thẻ nhà báo của một số phóng viên”...
         
Ngày 14/2/2013, CPJ vu vạ rằng, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cầm tù ký giả nhiều nhất trên thế giới. Theo CPJ, “các nhà báo bị bỏ tù tại Việt Nam chủ yếu vì bị cáo buộc tội “chống phá nhà nước” - một trong những tội danh mà Việt Nam thường dùng để trấn áp những tiếng nói chỉ trích Chính phủ”.
         
Ngày 8/12/2014, CPJ quy kết rằng, “Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt việc sử dụng các đe dọa pháp lý để bịt miệng các blogger độc lập và hãy bắt đầu bảo vệ quyền tự do báo chí được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam”.
         
Mới đây nhất, đầu tháng 9/2019, CPJ “sáng tác” trong Báo cáo rằng, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí nhiều nhất. Chiều 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định rằng: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong Báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù…”.
         
Rõ ràng, trong hầu hết các báo cáo của CPJ, nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn tình hình Việt Nam đã được đưa ra, đều nhắm đến sự kích động, gây nhiễu loạn, chống phá đất nước ta, rằng “Việt Nam đàn áp dân chủ, nhân quyền hoặc bịt miệng đối lập”. Đây là dã tâm có chủ đích, xuyên suốt qua nhiều năm, với cái nhìn lệch lạc, hằn học, bịa đặt, vu khống, áp đặt đầy ác ý.
         
NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ PHẢN BÁC!
         
Rõ ràng, vấn đề tự do ngôn luận nói chung, tự do báo chí nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ rất sớm. Chỉ hơn 1 năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 9/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều, trong đó, quyền tự do ngôn luận được Hiến định ở Điều 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Tiếp đó, tại các Hiến pháp sửa đổi vào năm 1992 và năm 2013, quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam luôn được đề cao, bảo đảm, tôn trọng. Điều 25 Hiếp pháp 2013 khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Hay như trong các luật được ban hành thời gian gần đây, như Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016); Luật An ninh mạng (năm 2018)…, vấn đề tự do ngôn luận luôn được tôn trọng và bảo đảm.
         
Thực tế là kể từ khi hòa mạng Intenet toàn cầu vào ngày 1/12/1997, Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ lục mới, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tìm kiếm, trao đổi, thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, mọi mặt… của người dân cả trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cũng như truyền thông xã hội. Người dân Việt Nam có thể truy cập vào tất cả các trang web, báo chí trên thế giới; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn chính đáng, hợp pháp, bảo đảm thuần phong mỹ tục, giá trị nhân văn, đạo đức… của mình trên mạng xã hội hằng giờ, hằng ngày, thông qua việc viết bài, đăng ảnh, video clip. Riêng lĩnh vực báo chí, hiện cả nước có 868 cơ quan báo in, báo mạng điện tử đang hoạt động, phản ánh trung thực, sinh động, khách quan, toàn diện sự phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực…
         
Thế nhưng, trong lịch sử phát triển của mình, Việt Nam luôn phải đối mặt với các phần tử, thế lực thù địch trên nhiều mặt trận khác nhau, trong đó có vấn đề tự do báo chí nói riêng, tự do ngôn luận nói chung. Các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, vu khống về vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ngay như ngày 3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 362/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, cũng bị các thế lực thù địch, phản động vu vạ rằng, Việt Nam kiểm soát chặt báo chí, không có tự do báo chí… Trên thực tế, đây là quyết định đã được chuẩn bị từ lâu, kỹ lưỡng, phù hợp với sự phát triển trong tình hình mới. Quy hoạch báo chí nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, xa rời tôn chỉ, mục đích, thương mại hóa, thông tin phiến diện, chú trọng mặt trái, tiêu cực… trong xã hội, thiếu tính giáo dục, thậm chí phản tác dụng, lan truyền những điều xấu. Rõ ràng, việc tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí tại Việt Nam là để báo chí hoạt động chuyên nghiệp, lớn mạnh hơn, bắt kịp sự phát triển của báo chí thế giới…
         
Thế nên, những thông tin mà CPJ đưa ra mới đây là hết sức vô lối, không hề có cơ sở tin cậy! Điều này càng dễ hiểu hơn, khi chính Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 18/2/2017, đã giận dữ viết rằng: “Truyền thông tin tức giả (do các cơ quan báo chí lừng danh của Mỹ như New York Times, NBCNews, ABC, CBS, CNN xuất bản) không phải là kẻ thù của tôi, đó là kẻ thù của người dân Mỹ!”.
         
Vấn đề quan trọng khác, phải nói rõ rằng, CPJ thường xuyên cố tình “đánh lận” giữa nhà báo với các blogger, rồi vu vạ rằng Việt Nam đàn áp, bỏ tù các nhà báo. Thực chất, tại Việt Nam, việc người dân sử dụng mạng xã hội, các phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến, tâm trạng, nghĩ suy của mình là hết sức dễ dàng, thoải mái mà không gặp phải bất kỳ sự cản trở, ngăn cấm gì. Cũng như các quốc gia khác, trong đó có cả Mỹ, việc các blogger chịu trách nhiệm trước pháp luật quốc gia mình về những gì đăng tải trên mạng xã hội là đương nhiên. Và khi vi phạm, việc bị xử lý là hết sức thường tình. Thế nhưng, CPJ thường xuyên “đánh lận” giữa blogger và nhà báo, để rồi đặt điều sai trái trong những báo cáo của mình về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Đó là sự không sòng phẳng, ẩn chứa nhiều dã tâm kích động, chống phá!
         
Đáng nói, Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 271A (III), ngày 10/12/1948) cũng khẳng định rằng: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”. Với mỗi quốc gia, dân tộc, những sự kế thừa, phát triển, vận dụng, tuân thủ các giá trị của bản Tuyên ngôn có sự khác nhau nhất định, bởi đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… là không giống nhau. Nhưng có một điểm chung bắt buộc là, các quyền tự do ấy, phải trong khuôn khổ pháp luật, như chính Điều 29 và Điều 30 của Tuyên ngôn quy định. Thế nên, không thể có một luật pháp nào có thể áp dụng chung cho mọi quốc gia. Và đương nhiên, nếu vi phạm thì việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật là điều không thể chối cãi!
         
Trước những thông tin sai sự thật một cách có chủ đích, kéo dài, dã tâm kích động, chống phá của CPJ nói riêng, các thế lực thù địch, phản động nói chung; mỗi người dân khi tiếp cận cần tỉnh táo, cảnh giác, sàng lọc, thẩm định để tránh bị lợi dụng, lôi kéo, kích động dẫn đến có những hành động bột phát, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân…/.
 
 
 
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online137
Tất cả3094003