2019-08-08 11:00:19 Số lượt xem 1334
KỶ NIỆM 65 NĂM GIẢI PHÓNG THÀNH PHỐ BẮC NINH 
 
Ban Biên tập trích Hồi ký của cố đồng chí Văn Cương (Nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn Thiên Đức, Trung tướng, PGS, nguyên Giám đốc phân viện học viện sỹ quan chính trị - quân sự) về sự kiện giải phóng thành phố Bắc Ninh 08/8/1954.
 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, để tiếp tục phát triển đà thắng lợi ở vùng Bắc Ninh, theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ chỉ huy Liên khu I tiếp tục điều động tiểu đoàn 434 thuộc Trung đoàn 238 ở lại Thị xã Bắc Ninh phối hợp với tiểu đoàn Thiên Đức và lực lượng bộ đội địa phương đẩy mạnh các hoạt động tác chiến. Chiến sự giữa ta và địch vẫn còn diễn ra gay cấn ở nhiều nơi. Với tinh thần sẵn sàng hy sinh cho ngày  toàn thắng, quân và dân cả nước tiếp tục phát huy chiến quả, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ. Việc tiếp quản Thị xã đã được Bộ chỉ huy Liên khu ấn định.
Cùng với việc phải thực hiện kế hoạch rút quân, kể địch vẫn chưa từ bỏ những thủ đoạn chống phá, vơ vét của của, phá hoại các công trình phúc lợi, tập hợp một số phần tử xấu tranh thủ cơ hội lôi kéo đám người nhà ngụy binh (nhất là số người theo công giáo) di tản theo Chúa vào Nam. Lợi dụng tình hình đó, nhiều tên côn đồ đã tổ chức cướp phá nhà dân, hà hiếp người vô tội… Trong bối cảnh ấy, Thị ủy Bắc Ninh đã đề ra nhiều biện pháp lãnh đạo giải quyết có hiệu quả, qua đó sớm ngăn chặn mọi biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra, tạo những điều kiện thuận lợi để Bộ chỉ huy liên khu I và Tỉnh ủy sớm có kế hoạch chỉ đạo tiếp quản Thị xã ngay trong đầu tháng 8 năm 1954. Đêm ngày 06/8/1954, theo lệnh của cấp trên, tiểu đoàn 434 và tiểu đoàn Thiên Đức đã cấp tốc di chuyển từ Nam phần Bắc Ninh về thôn Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Võ Giàng** để chuẩn bị lực lượng trước khi vò tiếp quản Thị xã.
 Ngày 07/8/1954 là một ngày đặc biệt, vừa phấn khởi, vừa bận rộn của hai tiểu đoàn. Tại nơi đóng quân mới, trong không khí chuẩn bị sôi nổi, chỉ huy các đơn vị đã kịp thời khắc phục nhiều khó khăn trở ngại, nhất là việc củng cố sức khỏe cho bộ đội sau thời gian dài chiến đấu ác liệt. Nhiều cán bộ, chiến sỹ cuất thân từ nông thôn nên ít nhiều chưa hiểu hết cuộc sống đô thị. Số anh em là người thành thị thì cũng bỡ ngỡ vì đã xa nhà nhiều năm, do vậy bên cạnh việc quán triệt kỷ luật tiếp quản, chỉ huy các đơn vị tổ chức tuyên truyền truyền trong cán bộ, chiến sỹ về tình hình thị xã, về những kết quả to lớn mà đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh đã giành được sau nhiều năm kháng chiến. Về công tác chuẩn bị cho đội hình hành quân, ngoài việc triển khai phương pháp tập duyệt đội ngũ theo phương châm “dễ hiểu, dễ thực hiện”, vấn đề trang phục của bộ đội cũng được giải quyết một cách đồng bộ và nhịp nhàng. Để thay thế những bộ quần áo, giầy dép bị rách nát sau chiến đấu, hậu cần Liên khu I đã kịp thời cấp phát mới cho bộ đội. Riêng về mũ thì các đơn vị phải tìm cách tự túc. Thật vui và xúc đồng khi nhân dân Kim Đôi vui vẻ huy động chặt tre, chẻ lạt, khâu vải và giúp đỡ bộ đội đan nên những chiếc mũ nan giải phóng thắm đượm nghĩa tình quân – dân. Không khí chờ đợi đã lên dây cót sẵn sàng.
Tám giờ sáng ngày 08/8/1954, các đơn vị bắt đầu hành quân từ Kim Đôi theo đê sông Cầu tiến vào phố Đáp Cầu. Đông đảo các tầng lớp nhân dân Thị ã háo hức chờ đón bộ đội ở dọc hai bên đường trong khu phố. Đội hình hành quân đi đến đâu, bà con ùa ra đến đó, xuống đường hòa cùng bộ đội Cụ Hồ, cờ vẫy, hoa tung, miệng reo vui “hoan hô bộ đội”. Những cánh tay chìa ra, bao khóe mắt đẫm lệ và cả những iếng nấc nghẹn ngào. Trước những cử chỉ thân thiện của nhân dân, anh em chiến sỹ tươi cười xúc động, cùng hòa chung niềm vui với mọi người, không khí náo nhiệt ấy diễn ra khắp các đường phố trong Thị xã. Ngay sau đó, bộ đội triển khai tiếp quản các đồn binh thực dân Pháp bỏ lại và nhanh chóng xử lý mọi vấn đề phát sinh. Buổi tối cùng ngày, sau khi đã “thanh toán” dứt điểm những dấu tích, những cảnh tượng mất vệ sinh, vô văn h óa mà địch gây ra ở các đồn bốt, các đơn vị tổ chức đón tiếp nhân dân tại doanh trại mới và chủ động thành lập từng tổ 3 người đi thăm hỏi nhà dân. Đến đâu cũng vậy, cán  bộ chiến sỹ đề được đón tiếp chu đáo. Nhân dân Thị xã Bắc Ninh luôn thể hiện lòng tin vững chắc vào Đảng, vào bộ đội chính phủ Cụ Hồ. Chín năm kháng chiến trường kỳ kết thúc, hạnh phúc, niềm tin trong ánh mắt – nụ cười.
 
Trích trong Hồi ký "Còn mãi với Thời gian" - Thị ủy Bắc Ninh, xb tháng 8/2004

** Nay thuộc Thành phố Bắc Ninh
 
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online174
Tất cả3227611