2020-04-27 09:42:58
Số lượt xem 1281
Thắng lợi oanh liệt của Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tất yếu của một quá trình đấu tranh liên tục trong hơn 100 năm chống thực dân, đế quốc, giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc; đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong.
Tại Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra Lễ bàn giao cờ chiến thắng cho Đại đội 2 (hai lần Anh hùng)
thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 trước khi bước vào Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn. Ảnh tư liệu
thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 trước khi bước vào Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Đánh giá tổng quát ý nghĩa thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội toàn quốc lần thứ IV khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
Tại Biên Hòa (Đồng Nai) diễn ra Lễ bàn giao cờ chiến thắng cho Đại đội 2 (hai lần Anh hùng) thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 3, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 trước khi bước vào Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Trên một khía cạnh khác của vấn đề, cả lý luận và thực tiễn cho thấy, Đại thắng mùa Xuân 1975 là biểu hiện sinh động nhất, tập trung nhất sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc trong một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến lâu dài, đầy hy sinh gian khổ của toàn dân tộc chống kẻ thù xâm lược. Đó còn là sự tiếp nối truyền thống yêu nước nồng nàn, sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong công cuộc chinh phục thiên nhiên và chiến thắng kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển.
Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sau khi Bộ Chính trị có nghị quyết về giải phóng miền Nam trong năm 1975, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tập trung lực lượng, đẩy mạnh công tác chuẩn bị trên mọi mặt với quy mô to lớn và nhịp độ đặc biệt khẩn trương để giành thắng lợi. Cả nước bừng bừng khí thế ra trận với quyết tâm: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.
Các quân khu, các địa phương, các cấp bộ Đảng và chính quyền trong cả nước dành ưu tiên số một cho mọi nhu cầu của chiến trường. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dốc sức, biến quyết tâm chiến lược mới của Bộ Chính trị thành hiện thực.
Từ đầu tháng 4-1975, trên tất cả các hướng và trục giao thông, các loại phương tiện đã được huy động vào công tác vận chuyển lực lượng, vũ khí, khí tài, nhu cầu vật chất cho chiến dịch. Toàn quân, toàn dân ta dồn sức trong những ngày đầy sôi động, khẩn trương, với tinh thần “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Hậu phương lớn tổng động viên nhân tài, vật lực chi viện cho tiền tuyến lớn; toàn bộ lực lượng vận tải trên miền Bắc đều được huy động trong một chiến dịch chi viện lớn nhất. Đồng chí Phan Trọng Tuệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó chủ tịch Hội đồng chi viện miền Nam ngày đêm lo lắng cùng các ngành, các địa phương điều động hàng chục nghìn xe vận tải, hàng trăm toa xe lửa, hơn 30 tàu biển, hàng trăm lần chiếc máy bay vận tải, đưa cán bộ, chiến sĩ, nhân viên kỹ thuật cùng hàng vạn tấn vũ khí, phương tiện vào chiến trường.
Nhiều công trường nhà máy, cơ quan rút bớt 30-50% số người trong biên chế để phục vụ chiến dịch. Toàn bộ lực lượng vận tải quân sự gồm 12 vạn người, 6.300 xe vận tải của Đoàn Vận tải Trường Sơn, 2.100 xe của Cục Vận tải và hàng trăm xe của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng được tập trung vận chuyển cho chiến dịch.
Đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc đề nghị với Trung ương xin dừng kế hoạch vận chuyển gạo, muối về địa phương mình, dành cả đoàn xe với các thứ hàng quý đó quay vào Nam Bộ cho kịp kế hoạch tổng tiến công.
Từ Ga Hàng Cỏ (Hà Nội), các đoàn tàu hỏa chở đầy bộ đội và vũ khí đạn dược chạy thẳng vào Vinh (Nghệ An). Từ đây, bằng các phương tiện ô tô, tàu thủy, người và súng đạn được chuyển tiếp vào miền Đông Nam Bộ. Các cảng sông, cảng biển ở miền Bắc khẩn trương nhộn nhịp. Tàu thuyền của hải quân, của ngành giao thông vận tải liên tục chở xe tăng, pháo lớn và bộ đội vào các cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh…, từ đó cơ động tiếp bằng đường bộ theo đường số 1 vào Long Khánh, đến khu vực tập kết của Đoàn 814 hậu cần Miền ở khu vực Dầu Dây-Túc Trưng.
Từ các sân bay trên miền Bắc, các loại máy bay vận tải, máy bay lên thẳng, kể cả một số máy bay chở khách cũng được huy động chở quân, chở đạn, chở sách báo, phim ảnh vào Mặt trận Sài Gòn-Gia Định và các vùng mới giải phóng.
Trong các đoàn xe tiến về phía Nam còn có gần 500 xe vận tải, xe chở khách của tư nhân ở các vùng mới giải phóng. Nhân dân vùng mới giải phóng ủng hộ hết mình. Chỉ cần một mảnh giấy có chữ ký và con dấu đỏ của Ủy ban Quân quản là có thể huy động được hàng chục, hàng trăm xe tải và cả lái xe chuyển bộ đội, vũ khí, đạn dược ra phía trước.
Phát huy sức mạnh tổng hợp, kết hợp đòn quân sự và đòn nổi dậy; kết hợp ba thứ quân, lấy tác chiến hiệp đồng quân binh chủng của chủ lực làm chủ yếu; chuẩn bị tốt để đánh chắc thắng, ta đã nắm vững cả quy luật của chiến tranh cách mạng và quy luật của khởi nghĩa vũ trang, thực hiện phương châm chiến lược tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến công bằng sức mạnh tổng hợp của hai lực lượng, của ba thứ quân, trên cả ba vùng chiến lược. Với nỗ lực trên, ta đã tạo được thế trận của chiến dịch với hai lực lượng, ba thứ quân, thực hiện hai đòn chiến lược tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng.
Ta đã ra sức chuẩn bị lực lượng chính trị và đòn nổi dậy của quần chúng. Trung ương Cục phân công đồng chí Nguyễn Văn Linh trực tiếp phụ trách mũi nổi dậy. Lực lượng chính trị có tổ chức của thành phố Sài Gòn với hơn 40.000 người, với 400 đảng viên, hơn 300 đoàn viên. Lực lượng quần chúng có tổ chức được chuẩn bị, đã tăng cường vào vùng ven và nội thành 1.700 cán bộ; LLVT tại chỗ cũng rất hùng hậu.
Thắng lợi oanh liệt của Đại thắng mùa Xuân 1975 là kết quả tất yếu của một quá trình đấu tranh liên tục trong hơn 100 năm chống thực dân, đế quốc, giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc; đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong.
Là chiến dịch tiến công hiệp đồng quân binh chủng lớn nhất, phương thức tác chiến phong phú nhất trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chiến dịch Hồ Chí Minh đã huy động các lực lượng chính trị, vũ trang tại chỗ và hầu hết lực lượng cơ động chiến lược của cả nước tham gia, tạo thành ưu thế áp đảo địch. Chiến dịch diễn ra trên cơ sở một thế trận có lợi được tạo ra từ trước, đã hình thành thế bao vây chia cắt chiến dịch, chiến lược, bố trí lực lượng áp sát mục tiêu chủ yếu của chiến dịch, thế đứng chân của lực lượng tại chỗ rất hiểm, quần chúng đã được chuẩn bị một bước, vật chất bảo đảm đủ theo yêu cầu.
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đã khẳng định vai trò vĩ đại của nhân dân, khẳng định tinh thần và sức mạnh đoàn kết thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhân tố quan trọng bậc nhất quyết định sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống xâm lược trường kỳ, gian khổ, cũng như mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam./.
Nguyễn Thành Hữu/QĐND
Nguồn: dangcongsan.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 41 | |
Tất cả | 3090805 |