2019-06-10 16:35:45
Số lượt xem 1541
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
TS CAO ĐỨC THÁI
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
TS CAO ĐỨC THÁI
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.
TS CAO ĐỨC THÁI
Nguồn: Tuyengiao.VN
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 55 | |
Tất cả | 3123311 |