2019-05-04 15:54:20
Số lượt xem 1704
Bảo đảm ATTP bếp ăn bán trú trong trường học vừa là nhu cầu, vừa là yêu cầu thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng giống nòi. Tại thành phố Bắc Ninh, với 24 trường Tiểu học và 100% số trường mầm non tổ chức bếp ăn bán trú, công tác bảo đảm ATTP được ngành Giáo dục - Đào tạo quan tâm và chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm học.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Vân, Phó trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố, 28/28 trường mầm non ở thành phố gồm cả công lập và tư thục tổ chức ăn bán trú cho trẻ. Đối với bậc Tiểu học, 100% các trường có tổ chức ăn bán trú song chỉ có 2 trường Tiền An và Vệ An có hợp đồng cô nuôi nấu tại trường, 22 trường còn lại hợp đồng với các Công ty cung cấp suất ăn (trong đó 8 trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất tổ chức bếp nấu tại trường, 14 trường được vận chuyển thức ăn đến). Riêng cấp Tiểu học, toàn thành phố có khoảng 10.200 học sinh đăng ký ăn bán trú, chiếm gần 50% tổng số học sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh ăn bán trú không đồng đều ở các trường, một số trường có tỷ lệ bán trú thấp như: Tiểu học Hòa Long 70/1.000 học sinh, Nam Sơn 140/443, Võ Cường là hơn 100/tổng số hơn 400 học sinh.
Nhằm bảo đảm ATTP tại các bếp ăn bán trú trường học, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các trường học thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP với các Công ty cung cấp suất ăn đủ điều kiện; phối hợp với Đội Quản lý ATTP tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về ATTP tại các bếp ăn. Ngay sau đợt khảo sát công tác ATTP đầu năm học, Phòng Giáo dục - Đào tạo có văn bản quán triệt, yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm túc các nội dung về công tác bán trú, bao gồm các quy định về quy trình, nguyên tắc quản lý hồ sơ bán trú; chú trọng công tác bảo đảm ATTP, tạo sự tin tưởng của cha mẹ học sinh. Các nhà trường kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn, chất lượng bữa ăn đủ chất dinh dưỡng; Các đơn vị cung cấp suất ăn xây dựng kế hoạch suất ăn hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, công khai thực đơn tại bảng tin của nhà trường. Việc giám sát bếp ăn được thực hiện bởi Ban Giám sát các nhà trường, bao gồm 5 bên: Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, Thanh tra nhân dân, Y tế phường và Hội Phụ huynh học sinh.
Nhằm bảo đảm ATTP tại các bếp ăn bán trú trường học, ngay từ đầu năm học, Phòng Giáo dục - Đào tạo yêu cầu các trường học thực hiện ký cam kết bảo đảm ATTP với các Công ty cung cấp suất ăn đủ điều kiện; phối hợp với Đội Quản lý ATTP tiến hành kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về ATTP tại các bếp ăn. Ngay sau đợt khảo sát công tác ATTP đầu năm học, Phòng Giáo dục - Đào tạo có văn bản quán triệt, yêu cầu các trường học thực hiện nghiêm túc các nội dung về công tác bán trú, bao gồm các quy định về quy trình, nguyên tắc quản lý hồ sơ bán trú; chú trọng công tác bảo đảm ATTP, tạo sự tin tưởng của cha mẹ học sinh. Các nhà trường kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn, chất lượng bữa ăn đủ chất dinh dưỡng; Các đơn vị cung cấp suất ăn xây dựng kế hoạch suất ăn hàng ngày, chế độ dinh dưỡng, công khai thực đơn tại bảng tin của nhà trường. Việc giám sát bếp ăn được thực hiện bởi Ban Giám sát các nhà trường, bao gồm 5 bên: Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, Thanh tra nhân dân, Y tế phường và Hội Phụ huynh học sinh.
Lãnh đạo Ban Quản lý ATTP tỉnh, UBND thành phố Bắc Ninh và các sở, ngành chức năng kiểm tra bếp ăn bán trú Trường Mầm non Việt Đan.
Mới đây, Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Bắc Ninh có công văn chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt việc tổ chức ăn bán trú. Theo đó, các trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú theo nhu cầu của phụ huynh và thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền cho trẻ ăn bán trú tại trường. Các trường mầm non thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình hoạt động và việc tổ chức ăn bán trú tại đơn vị (bao gồm trường mầm non và các nhóm, lớp độc lập tư thục) về Phòng Giáo dục - Đào tạo vào thứ 6 hàng tuần; tiếp tục hợp đồng thực phẩm với các tổ chức, cá nhân, đơn vị có đủ tư cách pháp lý, được các cơ quan chức năng kiểm duyệt, cấp giấy chứng nhận bảo đảm ATTP. Tuyệt đối không đưa vào nhà trường những thực phẩm trôi nổi trên thị trường, tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP; không sử dụng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn. Nhà bếp phải có đủ dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm sống - chín riêng biệt. Kho chứa thực phẩm phải bảo đảm diện tích, ánh sáng, hệ thống giá, kệ; không sử dụng kho thực phẩm để chứa các đồ dùng khác. Những đơn vị có điều kiện cần bố trí phòng thay đồ cho nhân viên nấu ăn; nhân viên nấu ăn và cán bộ quản lý bếp phải có kiến thức chuyên môn, sức khỏe tốt, được khám sức khỏe định kỳ và được tập huấn kiến thức về ATTP. Khi làm nhiệm vụ không đeo trang sức, mặc bảo hộ lao động, đeo tạp dề, găng tay, khẩu trang, đội mũ và thực hiện nghiêm chế độ vệ sinh theo quy định. Ban Giám hiệu phân công nhân viên nấu ăn thực hiện việc theo dõi và ghi chép thực phẩm vào sổ Kiểm thực hằng ngày, thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm thực 3 bước theo quy định. Thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh để kiểm tra, giám sát thực phẩm đưa vào bếp ăn của nhà trường. Trong công tác tổ chức cho trẻ ăn, có nhật ký lưu lại thông tin hằng ngày.
Bảo đảm ATTP bếp ăn các trường học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai. Do vậy, công tác này cần được thực hiện nghiêm túc, có nền nếp và sự giám sát thường xuyên của nhà trường và phụ huynh. Cơ quan quản lý về ATTP cũng cần tăng cường phối hợp, thực hiện thanh, kiểm tra thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, hướng dẫn, xử lý vi phạm nếu có.
Bài, ảnh: Thùy Vy
Nguồn: Baobacninh.com.vn
Video
Thống kê truy cập
Đang online | 107 | |
Tất cả | 2897543 |