2019-01-11 09:10:06 Số lượt xem 1169
1. Quy định mới về trợ cấp người có công với cách mạng
          Ngày 12/7/2018.  Chính phủ vừa ban hành Nghị định 99/2018/NĐ-CP về việc quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
          Nghị định quy định rõ về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng như sau: 
          Mức trợ cấp đối với Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: Diện thoát ly là 1.693.000 đồng; diện không thoát ly 2.874.000 đồng.
          Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ 1.515.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ 3.030.000 đồng; trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên 4.545.000 đồng.
          Bà mẹ Việt Nam anh hùng (hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân liệt sĩ) và hưởng mức phụ cấp 1.270.000 đồng.
          Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình hưởng mức trợ cấp 1.515.000 đồng.
          Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến hưởng mức trợ cấp 1.270.000 đồng.
          Trường hợp Bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% - 50%, mức trợ cấp 1.581.000 đồng; suy giảm khả năng lao động từ 81% - 90%, mức trợ cấp 3.465.000 đồng…
          Trợ cấp ưu đãi hàng năm và trợ cấp ưu đãi một lần
          Trợ cấp ưu đãi hàng năm được quy định như sau: Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp thờ cúng là 500.000 đồng.
          Trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học là 300.000 đồng.
          Về trợ cấp ưu đãi một lần, Nghị định quy định: Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn; hỗ trợ chi phí báo tử 1.000.000 đồng.
          Đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến chết trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến được truy tặng, mức trợ cấp 20 lần mức chuẩn…
          Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/8/2018.
          Nghị định số 70/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2018.
          Các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 1/7/2018.
2. Quy định mức phụ cấp, mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội cấp xã, thôn.
          Nghị quyết số 133/2018/NQ-HĐND, ngày 03/10/2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh  quy định mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, thôn, khu phố tỉnh Bắc Ninh như sau:
          Mức phụ cấp cho các chức danh kiêm nhiệm: Một người có thể kiêm nhiệm nhiều chức danh. Kiêm nhiệm 01 chức danh được hưởng 75% mức phụ cấp của chức danh kiêm nhiệm. Kiêm nhiệm từ 02 chức danh trở lên: Về phụ cấp - được hưởng tất cả các chức danh kiêm nhiệm; mức phụ cấp: hưởng 50% của mỗi chức danh kiêm nhiệm. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
          Mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội:
          Cấp xã (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân) : 15.000.000 vnđ/tổ chức/năm
          Cấp thôn, khu phố (Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Tổ dân vận): 5.000.000 vnđ/tổ chức/năm. (không gồm kinh phí 5.000.000vnđ/thôn, khu phố thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư).
          Nghị quyết có hiệu lực từ 15/10/2018.
 
3. Tiêu chuẩn mới với viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp
Từ ngày 1/8, áp dụng tiêu chuẩn mới với viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp
Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH ngày 15/06/2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn chung sau:
- Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với người học, đồng nghiệp...
- Tận tụy với công việc, thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Có phẩm chất, đạo đức tốt; Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ; Có đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; Có lý lịch rõ ràng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/08/2018.
 
4. Điều chỉnh mức trợ cấp với cán bộ xã đã nghỉ việc
Theo Thông tư 08/2018/TT-BNV của Bộ Nội vụ, từ 01/07/2018, điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng với cán bộ xã già yếu nghỉ việc.
Cụ thể, mức trợ cấp hàng tháng từ 01/07/2018 của đối tượng nêu trên = Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 6/2018 x 1,0692.
Như vậy, mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã là 1.974.000 đồng/tháng; đối với Phó bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký Hội đồng nhân dân xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 1.910.000 đồng/tháng.
Các chức danh còn lại được hưởng trợ cấp 1.768.000 đồng/tháng.
Thông tư này ban hành ngày 28/06/2018, có hiệu lực từ ngày 15/08/2018.
 
5. Tăng trợ cấp cho quân nhân đã xuất ngũ
Theo Thông tư 138/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với quân nhân đã xuất ngũ, thôi việc,  tính từ 1/7/2018, mức trợ cấp hàng tháng với các đối tượng nêu trên được tăng thêm 6,92% trên mức trợ cấp của tháng 6.
Mức trợ cấp mới tính theo thời gian công tác từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp là 1,764 triệu đồng/tháng; Thời gian công tác từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp là 1,844 triệu đồng/tháng; Thời gian công tác từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp là 1,925 triệu đồng/tháng.
Thời gian công tác từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp là 2,005 triệu đồng/tháng; Thời gian công tác từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp là 2,085 triệu đồng/tháng.
Thông tư 138/2018/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 14/10 tới.
 
6. Dùng tay trần bán thức ăn bị phạt đến 1 triệu đồng
          Từ ngày 20/10 tới, các quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm sẽ được áp dụng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
          Người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 300.000-500.000 đồng)…
          Phạt 1-3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay…
          Phạt 5-10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh…
          Ngoài ra, một số quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; Tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn; Thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ… cũng sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2018.
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online34
Tất cả2539178