2019-07-02 13:52:01 Số lượt xem 3906
THÀNH ỦY BẮC NINH
BAN TUYÊN GIÁO
 œ
 
 
 
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU
THÔNG TIN SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 7
(Lưu hành nội bộ)
 
 
 
 
 
                                                    
 
 
 
`
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tháng 7 năm 2019
 
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
I
Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
3
1
Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7/2019
3
2
Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 6 tháng đầu năm 2019
3
3
Tuyên truyền tháng hành động phòng chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2019”
4
II
Văn bản mới ban hành
5
1

Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

5
2

Kết luận số 52-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6
 
3

·Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

6
 
4

·Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/06/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025

6
 
5
Kế hoạch số 88 –KH/TU ngày 14/6/2019 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiện Kết luận số 44 –KL/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09 –CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
6
 
6
Kết luận 114-KL ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương giới thiệu địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết một số dự án trên địa bàn thành phố
6
 
7
 Kế hoạch số 79 –KH/TU ngày 18/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổng kết công tác xây dựng Đảng  và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII trong Đảng bộ Thành phố
6
 
8
Kế hoạch số 47/KH - UBND ngày 20/5/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Sơ kết 5  năm thi hành Hiến pháp năm 2013
6
III
Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
7
1
Công tác xây dựng Đảng
7
2
MTTQ và các đoàn thể Thành phố
7
IV
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
8
1
Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội
8
2
Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống
11
V

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:Thắm tình đồng đội

12
VI
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Tăng cường năng lực phòng, chống tấn công mạng
13
         
I -Công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội
 1-Những nhiệm vụ trọng tâm tháng 7/2019
(1) Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương Đảng, của tỉnh như: Chỉ thị 05-CT/TW về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chuyên đề năm 2019  “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng; Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”…Đồng thời biểu dương kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến sau 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 –CT/TW của Bộ Chính trị. Đẩy mạnh tuyên truyền về kết quả 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuyên truyền về kết quảkỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, Hội nghị Trung ương 10 khóa XII;  Đại hội MTTQ thành phố Bắc Ninh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2019-2024.

 (2) Chỉ đạo triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2019 với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động hè cho thanh thiếu niên đảm bảo vui tươi, an toàn, bổ ích; tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, nâng cao trách nhiệm của người dân đối với công tác vệ sinh môi trường, chỉ đạo xử lý các vi phạm gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn; tăng cường công tác phòng, chống dịch bện mùa hè, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, khống chế không để dịch lây lan. Tuyên truyền về một số điểm mới của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo về sửa đổi Quy chế thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp THPT quốc gia.

(3)Các chi bộ nông thôn chỉ đạo thu hoạch lúa vụ đông xuân và rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch để sớm phục vụ sản xuất vụ hè thu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm Luật Đê điều và công trình thủy lợi, không để phát sinh vi phạm mới; thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng. Chỉ đạo, kiểm tra, xử lý tình trạng tập kết cát, sỏi trong hành lang đê, yêu cầu các chủ bến bãi thực hiện giải tỏa các vật liệu xây dựng trên bãi, hạ thấp độ cao bãi tập kết góp phần phòng chống lụt bão có hiệu quả...
(4) Tăng cường công tác quản lý thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tinh thần Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nhất là những đơn vị có bếp ăn tập thể và chế độ ăn trong các trường học trên địa bàn.
(5) Kịp thời nắm bắt tình hình và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là những điểm có dấu hiệu phức tạp, không để phát sinh thành điểm  nóng; tích cực phong chống tội phạm, tệ nạn xã hội; đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Chỉ đạo tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng, đất dân cư dịch vụ trên địa bàn Thành phố.
  2- Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 6 tháng đầu năm 2019
  -Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên địa bàn đạt 10,5% . Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn ước đạt 14.519 tỷ đồng (đạt 48% kế hoạch năm).
-Cơ cấu kinh tế: Khu vực dịch vụ chiếm 57,53% (tăng 0,99% so với cùng kỳ năm 2018); khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 41,47% (giảm 1,01% so với cùng kỳ năm 2018); khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 1,0% (giảm 1,13% so với cùng kỳ năm 2018).
 -Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 14.609 tỷ đồng (đạt 49,3 % kế hoạch năm), tăng 12,4 % so cùng kỳ năm 2018.
 -Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 51.374 tỷ đồng, (đạt 47,24% kế hoạch năm)tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2018.
-Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 326 tỷ đồng (đạt 48,65 % kế hoạch năm)giảm 0,51% so với cùng kỳ năm 2018.
-Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2019 ước thực hiện 2.536 tỷ đồng, đạt 55% dự toán giao(bằng 126% so với cùng kỳ năm 2018). Tổng thu ngân sách thành phố ước thực hiện 860 tỷ đồng, đạt 52% dự toán (bằng 70,3% so với cùng kỳ năm 2018). Tổng chi ngân sách thành phố ước thực hiện 936,95 tỷ đồng, đạt 60% dự toán (bằng 155,6% so với cùng kỳ năm 2018).
-Triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
- Tích cực thực hiện 49 dự án đất dân cư dịch vụ trên địa bàn 10 xã, phường với tổng số 10.520 lô đất gồm: 41 dự án đã có Quyết định thu hồi đất và giao đất của UBND tỉnh (8.029 lô) và 08 dự áncó văn bản khảo sát địa điểm nhưng chưa có Quyết định giao đất của UBND tỉnh (2.491 lô).
-Tăng cường thực hiện các giải pháp đồng bộ đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. Mở các lớp tập huấn kiến thức về ATTP cho tất cả các cơ sở doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn. Công tác thanh kiểm tra về ATTP tại các cơ sở doanh nghiệp được triển khai thường xuyên. Trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
 -Giữ vững giáo dục là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh. Hoàn thành xây dựng trường chuẩn quốc gia: Mức 1 là 1 trường (mầm non Công ty May Đáp Cầu); mức 2 là 1 trường (mầm non Việt Đan).
-Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 7%.
-Giải quyết việc làm cho trên 2.500 lao động (đạt 50% kế hoạch năm).
-Triển khai các giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn.
-Thực hiện tốt công tác quốc phòng toàn dân, hoàn thành chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
-Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
-Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ công trực tuyến, cải cách thủ tục hành chính, kỷ cương kỷ luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền.
 3. Tuyên truyền tháng hành động phòng chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2019”
  Ngày 12/06, UBND Thành phố Bắc Ninh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy năm 2019”. Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Ma túy không những có những tác hại nghiêm trọng cho bản thân người nghiện, gia đình, người thân và xã hội mà nghiện ma túy còn là nguyên nhân làm gia tăng những tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự... Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành, đoàn thể Thành phố Bắc Ninh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt; tổ chức nhiều đợt ra quân truy quét, xác lập nhiều chuyên án để đấu tranh, truy bắt các đối tượng tàng trữ, sử dụng, mua bán ma túy, triệt xóa nhiều “điểm nóng” về ma túy trên địa bàn. Trong 6 tháng đầu năm 2019 đã bắt giữ, xử lý 85 vô, 91 ®ối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; lập hồ sơ khởi tố 66 vụ, 72 bị can.
 Tuy nhiên, hiện nay tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết triệt để, các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, đặc biệt tội phạm liên quan đến ma túy “đá”, ma túy tổng hợp có chiều hướng gia tăng; công tác cai nghiện tại cộng đồng đạt hiệu quả chưa cao. 
 Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể và mỗi người dân thành phố tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt thông tin, tuyên truyền về các loại ma túy, ma túy tổng hợp, chất hướng thần mới đang có xu hướng lan rộng trong giới trẻ như: cần sa, ketamin, “ma túy đá”, “tem giấy”, “cỏ Mỹ”, khí N2O (bóng cười)...;tuyên truyền về hậu quả và tác hại của các chất gây nghiện, chất hướng thần mới và giáo dục kỹ năng phòng ngừa ma túy trong giới trẻ; tuyên truyền những mô hình cai nghiện tại gia đình, cộng đồng có hiệu quả, qua đó cũng phản ánh những khó khăn, bất cập trong công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy; tuyên truyền giúp đỡ những người nghiện ma tuý xoá bỏ mặc cảm, quan tâm bố trí việc làm phù hợp để họ ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và trở thành những công dân có ích cho xã hội.
II- Văn bản mới ban hành
 Kết luận chỉ rõ: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt kết quả bước đầu quan trọng. Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ 5 tuổi. Giáo dục phổ thông có chuyển biến tốt hơn, được thế giới công nhận. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xoá mù chữ được duy trì vững chắc. Quy mô giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng, chất lượng được cải thiện. Quản lý, quản trị đại học có chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng cao; số công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế tăng mạnh. Nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập có bước phát triển khá cả về quy mô và chất lượng. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã thể hiện quyết tâm đổi mới, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới công tác quản lý; đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
 Tuy nhiên, chất lượng giáo dục ở các bậc học chưa cải thiện đáng kể. Năng lực hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Một bộ phận nhà giáo chất lượng thấp, số ít nhà giáo vi phạm đạo đức nghề nghiệp; cơ cầu đội ngũ nhà giáo có nơi chưa hợp lý, thừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu giáo viên mầm non. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Một số tiêu cực trong giáo dục chưa được giải quyết tốt gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân.
 Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết, phát huy kết quả đạt được, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau:
          - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và đồng bộ giữa các ngành, các cấp và cả hệ thống chính trị trong thực hiện Nghị quyết
          - Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lỗi sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong hệ thống giáo đục quốc dân
          - Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xoá mù chữ và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập
          - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm các điều kiện cơ bản để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới
          - Tiếp tục đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục, đào tạo
          - Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo
 5. Kế hoạch số 88 –KH/TU ngày 14/6/2019 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về thực hiện Kết luận số 44 –KL/TW ngày 22/1/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09 –CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới.
 6. Kết luận 114-KL ngày 17 tháng 6 năm 2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về chủ trương giới thiệu địa điểm lập dự án đầu tư xây dựng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết một số dự án trên địa bàn thành phố
 7. Kế hoạch số 79 –KH/TU ngày 18/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về tổng kết công tác xây dựng Đảng  và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII trong Đảng bộ Thành phố
 8. Kế hoạch số 47/KH - UBND ngày 20/5/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Sơ kết 5  năm thi hành Hiến pháp năm 2013
 III- Kết quả nổi bật về công tác xây dụng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của một số cơ quan, đơn vị
 1-Công tác xây dựng Đảng
  Các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng Thành ủy, Trung tâm BDCT Thành phố tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm sau: đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2019; tuyên truyền những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2018; chủ đề công tác năm 2019, 05 quyết tâm chính trị, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 20/9/2019 của BTV Thành ủy…Biên tập và xuất bản Bản tin thành phố, duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử Thành ủy.Duy trì tổ chức Lễ chào cờ vào tuần đầu tiên hàng tháng, đến nay đã có 22 chi, đảng bộ tổ chức Lễ Chào cờ. Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tiếp tục bổ sung, tái bản lịch sử Đảng bộ. Xây dựng Kế hoạch triển khai cuộc thi tìm hiểu Lịch sử thành phố hướng đến kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng thành phố Bắc Ninh. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ và chế độ chính sách đối với cán bộ; kết nạp Đảng, chuyển đảng chính thức đảng viên dự bị; thẩm định quy trình... Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra; xem xét giải quyết theo thẩm quyền và chuyển các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân vận, đồng thời tổ chức việc sơ, tổng kết định kỳ theo quy định;tiếp tục hướng dẫn đẩy mạnh việc triển khai Chương trình “10 phút góp phần làm sạch thành phố”. Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức các Hội nghị; chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐi/TW về công tác tiếp dân và xây dựng lịch tiếp dân của các đồng chí Thường trực Thành ủy theo quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ gửi nhận văn bản trên mạng thông tin diện rộng, xử lý phát hành các văn bản chỉ đạo của cấp ủy kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận và xử lý   kịp thời công văn đến, phát hành văn bản đi của cấp ủy, đảm bảo đúng thể thức, hạn chế sai sót. Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo kế hoạch. Tổ chức Hội nghị thông tin thời sự; cấp phát Bản tin sinh hoạt chi bộ, cuốn tài liệu tham khảo dành cho báo cáo viên.
 2-MTTQ và các đoàn thể Thành phố
 *Đại hội đại biểu Hội LHTN thành phố Bắc Ninh lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 – 2024 được tổ chức ngày 13 và 14/6, tại Trung tâm VHTT thành phố.Nhiệm kỳ 2014 - 2019, các cấp Hội trên địa bàn Thành phố tổ chức 154 lớp học chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho trên 25.000 lượt ĐVTN tham gia; 257 hội nghị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch hoạt động của Đoàn - Hội, thông tin thời sự chính trị trong nước và quốc tế cho 60.000 lượt Hội viên, Thanh niên; Triển khai cho 100% Hội viên học tập 6 bài học lý luận chính trị. Xây dựng và duy trì 150 tủ sách học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức 4 chương trình trình "Sắc màu văn hóa cuối tuần, Bắc Ninh - Thành phố tôi yêu" tại công viên Tượng đài Nguyễn Văn Cừ, 5 hoạt động đường phố bên cạnh chương trình hát quan họ trên thuyền tại tượng đài Lý Thái Tổ; 5 chương trình Ngày hội Học sinh - Sinh viên, thi tìm kiếm tài năng, trao học bổng cho 100 thanh niên tiêu biểu, tuyên dương 58 gương thanh niên trên các lĩnh vực. Ra mắt mô hình CLB rửa xe thanh niên tại  phường Suối Hoa dành cho thanh niên cầu tiến đã từng vi phạm pháp luật. Việc thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ giúp thanh niên tái hòa nhập cộng đồng, có việc làm ổn định, phát triển kinh tế, trở thành người có ích cho xã hội.
 Hưởng ứng chiến dịch "Tình nguyện mùa đông - Xuân tình nguyện", , Hội quyên góp ủng hộ các hoạt động tình nguyện tại các tỉnh bạn với tổng trị hơn 600 triệu đồng. Tặng hơn 1.000 suất quà cho hộ nghèo trên địa bàn Thành phố. Tổ chức thăm, tặng quà, phát thuốc miễn phí cho học sinh một số xã của tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Lào Cai với tổng trị giá gần 600 triệu đồng.
 Nhân dịp kỷ niệm 10 năm dân ca Quan họ được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Hội LHTN Thành phố phối hợp với BTV Thành đoàn, Hội Doanh nhân trẻ Thành phố đảm nhận Địa chỉ Đỏ tu sửa, làm đẹp ngôi nhà nghệ nhân ưu tú Dân ca quan họ Trần Thị Phụng tại xã Hòa Long với tổng trị giá hơn 65 triệu đồng. Phối hợp tổ chức 09 đợt hiến máu tình nguyện trong thu hút gần 3.000 lượt ĐVTN tham gia, thu được 1.700 đơn vị máu đạt tiêu chuẩn. Cùng với Lữ đoàn Công binh 229, Học viện sĩ quan Chính trị, Công an Tỉnh tổ chức các chương trình dân vận hè khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, bảo vệ môi trường, trồng 20.000 cây xanh trong phong trào Hành trình xanh, tổ chức các hoạt động tri ân nhân kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7...
 Trong phong trào lập thân lập nghiệp, Hội đã tổ chức thành công Chương trình“Gặp mặt giữa lãnh đạo Thành phố và Doanh nhân trẻ Thành phố”, triển khai có hiệu quả mô hình “Cà phê Doanh nhân”. Tư vấn hỗ trợ về nghề nghiệp cho gần 27.000 lượt thanh niên, 350 thanh niên được dạy nghề. Đồng thời đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho 150 bộ đội xuất ngũ. Tổng dư nợ cho vay ủy thác Ngân hàng chính sách thông qua Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Bắc Ninh đến năm 2019 là gần  3,7 tỷ đồng cho 137 hộ, trong đó vay vốn giải quyết việc làm là 654.000.000 đồng.
 CLB thầy thuốc trẻ Thành phố đã huy động trên 650 lượt ĐVTN là các Y, Bác sỹ trẻ xuống địa bàn dân cư tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khoẻ, phát thuốc miễn phí cho trên 5.000 đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công... với tổng trị giá thuốc gần 210 triệu đồng. Thường xuyên tổ chức các chương trình hướng dẫn kỹ năng, chăm sóc sức khỏe cho thiếu nhi, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh niên công nhân. 8 đề tài nghiên cứu khoa học của y bác sĩ trẻ của CLB đạt giải và ứng dụng cao trong thực tiễn. CLB Tình nguyện BNO phối hợp với các CLB thiện nguyện tổ chức 12 chương trình thiện nguyện "Mùa Đông Ấm Áp" trao tặng 500 chăn ấm, 2000 áo ấm, 500 xuất quà cùng nhiều nhu yếu phẩm cho nhân dân và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vùng cao. Hàng năm, CLB BNO tổ chức các nhóm tình  nguyện "Tiếp sức mùa thi", hỗ trợ, giúp đỡ thí sinh và người nhà thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia…
 IV-Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống:
 1-Kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 100-KL/TW, ngày 18/8/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

Sau khi Ban Bí thư ban hành kết luận 100-KL/TW về việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội, Thành ủy đã phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc trong toàn Đảng bộ, đồng thời ban hành Đề án Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2020. Đề án đã được triển khai đến các chi, đảng bộ trên địa bàn Thành phố, qua đó nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Thành phố đến cơ sở về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dư luận xã hội. Các cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội và tập trung giải quyết những vấn đề dư luận quan tâm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Cũng trong năm 2016, Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng và ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên của Đảng ở các Đảng bộ xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020”, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, định hướng dư luận theo quan điểm, chủ trương của Đảng.

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW và 3 năm thực hiện đề án của Ban Thường vụ Thành ủy, công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Việc nắm bắt tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân tại các đơn vị được quan tâm nhiều hơn thông qua các kỳ sinh hoạt Đảng, các cuộc họp cơ quan, đơn vị. Qua đó kịp thời thông tin những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, góp phần giải quyết có hiệu quả một số vấn đề phức tạp trên lĩnh vực tư tưởng như việc lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số dự thảo Luật, Nghị định; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; tình hình bất ổn của các nước trong khu vực.... Đặc biệt hàng năm, Thành ủy Bắc Ninh phối hợp với Nhà máy X46 – cục kỹ thuật Hải quân xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền về biển đảo, mời báo cáo viên là sỹ quan hải quân báo cáo tại Hội nghị thông tin thời sự Thành phố, xã, phường và một số hội nghị chuyên đề. Qua đó cung cấp những thông tin về tình hình diễn biến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, cũng như những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về vấn đề biển đảo, góp phần không nhỏ định hướng dư luận Thành phố.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội, Ban Thường vụ Thành ủy và cấp ủy cơ sở đã thành lập và thường xuyên kiện toàn đội ngũ cộng tác viên dư luận đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, với số lượng 11 - 12 đồng chí trong đó có từ 1 – 3 đồng chí là cộng tác viên đơn tuyến.Nội dung, chương trình, chế độ công tác được xây dựng, duy trì và thực hiện nghiêm túc. Đồng thời đảm bảo các điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, điều tra, nắm bắt dư luận xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung và phương pháp nắm bắt, dự báo, định hướng dư luận xã hội đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở Đảng bộ Thành phố.
Ban Tuyên giáo Thành ủy duy trì việc tổ chức giao ban công tác tư tưởng, dư luận xã hội định kỳ hàng tháng. Thành phần giao ban là lãnh đạo một số phòng chuyên môn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Tuyên giáo các Đảng ủy trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các ngành trong khối tư tưởng, cộng tác viên dư luận... Một số Hội nghị giao ban, Ban Tuyên giáo Thành ủy mời lãnh đạo UBND thành phố dự để nắm bắt và giải đáp những vấn đề dư luận quan tâm. Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên giải quyết, Ban Tuyên giáo tổng hợp, xác minh thông tin và báo cáo với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy bằng văn bản hoặc báo cáo trực tiếp tại Hội nghị giao ban công tác tư tưởng của Ban Tuyên giáo Tỉnh.
Thực hiện Kết luận 100-KL/TW của Ban Bí thư, từ năm 2015 đến nay công tác nắm bắt dư luận xã hội thông qua hội nghị giao ban tư tưởng của Ban Tuyên giáo Thành ủy đã có sự đổi mới. Theo đó, hàng tháng, trước khi tổ chức hội nghị giao ban, Ban Tuyên giáo Thành ủy gợi ý những vấn đề dư luận quan tâm để các địa phương đơn vị nắm bắt và phản ánh đúng trọng tâm, trọng điểm. Qua các nội dung được các đơn vị phản ánh, lãnh đạo Thành phố hoặc lãnh đạo các ngành được mời tham dự hội nghị có thể trực tiếp trả lời các vấn đề dư luận băn khoăn. Đối với các vấn đề phức tạp chưa thể giải đáp ngay, Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ động phối hợp với các ngành chức năng tìm hiểu và đề xuất với Thường trực Thành ủy biện pháp giải quyết đồng thời định hướng công tác tuyên truyền theo đúng chủ trương của Đảng. Hàng tháng hoặc khi có vấn đề phức tạp phát sinh, Ban Tuyên giáo các cấp xây dựng báo cáo tư tưởng, dư luận xã hội gửi cấp ủy, dự báo tình hình và tham mưu định hướng tư tưởng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, Thành ủy chỉ đạo các đơn vị tổ chức chào cờ vào sáng thứ 2 đầu tiên trong tháng, qua đó triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của địa phương, đơn vị gắn với triển khai thực hiện chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Việc chào cờ hiện nay đã đi vào nề nếp, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Hàng tháng, Trung tâm BDCT Thành phố tổ chức hội nghị thông tin thời sự, Đảng bộ cơ sở tổ chức Hội nghị thông tin ít nhất mỗi quý 1 lần, qua đó, cung cấp các thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, tình hình thời sự quốc tế, trong nước, trong tỉnh tới nhân dân; hướng cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức và hành động đúng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện Quyết định số 221- QĐ/TW ngày 27/4/2009 của Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Thành ủy đã ký kết quy chế phối hợp với UBND Thành phố trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân. Việc thực hiện quy chế phối hợp đã góp phần nắm bắt, dự báo, định hướng dư luận được chính xác hơn, nhanh nhạy, kịp thời hơn, đây là cơ sở giúp cấp ủy, chính quyền có hướng giải quyết đối với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Thành ủy Bắc Ninh giao Ban Tuyên giáo Thành ủy chủ trì xuất bản cuốn Bản tin Thành phố 2 tháng/1 số, được phát hành đến các đối tượng như: Các đồng chí Thành ủy viên, Thường trực Đảng ủy xã, phường đã nghỉ hưu và đang công tác, đài phát thanh, truyền thanh từ thành phố đến cơ sở, các chi đảng bộ trực thuộc, các chi bộ dưới cơ sở, các đảng viên 60 năm tuổi đảng trở lên,... phục vụ cho công tác tuyên truyền, sinh hoạt chi bộ và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn Thành phố. Hàng năm, Thành phố phát hành khoảng 3.600 cuốn Bản tin, trên 5.500 cuốn thông tin sinh hoạt chi bộ, 1.800 tài liệu nội bộ, hàng tháng giao ban Tuyên giáo xây dựng và cung cấp tài liệu định hướng sinh hoạt chi bộ đến các chi, đảng bộ trực thuộc và bản tin nội bộ cung cấp đến các đồng chí Thành ủy viên làm tài liệu tuyên truyền.
 Đài phát thanh, Phòng văn hóa – thông tin, Trung tâm văn hóa – thể thao thành phốluôn bám sát nhiệm vụ chính trị, tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, địa phương,động viên, cổ vũ các phong trào thi đua, góp phần định hướng dư luận.
Triển khai có hiệu quả các cuộc điều tra xã hội, thăm dò dư luận:
Điều tra xã hội học là phương pháp có thể nắm bắt chính xác dư luận xã hội. Do vậy, Thành phố Bắc Ninh thường xuyên phối hợp, hỗ trợ ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong công tác điều tra xã hội.
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo các cấp thường xuyên cử cán bộ, chuyên viên xuống cở sở, xâm nhập quần chúng nhân dân để trực tiếp nắm bắt dư luận, đặc biệt là ở những địa phương có các vấn đề phức tạp mới nảy sinh, nắm bắt qua phản ánh của cộng tác viên và qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó nghiên cứu, tổng hợp, phân tích số liệu để có giải pháp định hướng dư luận.
 
 2-Mô hình điển hình trong việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống:Kim Chân vững bước lên phường
Kim Chân là xã nằm ở phía Đông Nam của thành phố Bắc Ninh, có 4,500 km2diện tích tự nhiên, dân số gần 11.000 người. Với đặc điểm địa lý giáp tuyến sông Cầu chảy quacó lợi thế để phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Những năm qua, Cấp ủy đảng, chính quyền xã Kim Chân đã xác nhiệm vụ trọng tâm là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm giàu cho quê hương theo hướng  tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại  – dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Chính vì vậy, xã luôn tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, kinh phí đầu tư, cùng với cơ chế, chính sách thông thoáng để các doanh nghiệp du nhập, phát triển nghề mới. Đồng thời, khuyến khích những hộ gia đình có điều kiện mở rộng nghề phụ như sản xuất gỗ, vật liệu xây dựng, bến bãi… nhằm tạo việc làm cho người dân. Nhờ vậy, đến nay toàn xã đã có 42 công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực, 325 hộ kinh doanh cá thể, gần 100 hộ xây dựng phòng trọ, kho bãi cho thuê. Trên địa bàn xã cũng hình thành nhiều siêu thị mini, cửa hàng tự chọn với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương và công nhân đến cư trú, làm việc. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn xã tăng 10,2%;tổng giá trị từ tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của Kim Chân đạt 116,5 tỷ đồng,tổng thu ngân sách xã ước thực hiện hơn 11 tỷ đồng.
Song song với tập trung phát triển thương mại – dịch vụ, để sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp của địa phương, xã Kim Chân đã quyết định khoanh vùng chân ruộng xấu, cấy hai vụ bấp bênh chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, mang lại giá trị gấp 2 đến 3 lần cấy lúa. Với diện tích đất hai lúa, xã chỉ đạo và hỗ trợ bà con đưa các giống lúa lai, lúa chất lượng cao vào canh tác. Xen giữa hai vụ lúa là vụ đông với một số cây rau màu chủ lực dễ canh tác, có giá trị cao. Nhờ vậy, hơn 200 ha diện tích đồng ruộng luôn quay vòng rải vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Năm 2018, tổng giá trị sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi của xã đạt 45,5 tỷ đồng; giá trị canh tác đạt 105 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/người.
 Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân Kim Chân được cải thiện đáng kể, là minh chứng rõ nét cho tinh thần đoàn kết, xây dựng quê hương giàu đẹp của chính quyền và nhân dân nơi đây. Đến nay, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã đã đi vào hoạt động đạt các tiêu chí “Liên thông – Hiện đại – Thân thiện – Hiệu quả”.100% đường liên thôn, liên xã được trải nhựa, bê tông hoá. Các thiết chế văn hóa, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được quan tâm và có nhiều khởi sắc, phục vụ thiết thực đời sống tinh thần cho nhân dân. Trạm y tế và hệ thống trường học khang trang, cả 3 Trường THCS, Tiểu học và Mầm non đều đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học luôn được tăng cường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Phát huy truyền thống hiếu học của địa phương, trung  bình mỗi năm, xã có hơn 30 em đỗ vào các trường đại học; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thành phố. Công tác an sinh xã hội được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5%. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững ổn định, đảm bảo môi trường lành mạnh cho các nhà đầu tư và nhân dân yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Theo định hướng phát triểnQuy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xã Kim Chân nằm trong phân khu đô thị Nam Sơn: Là đô thị sinh thái - đào tạo - khoa học kỹ thuật; trung tâm kinh tế tri thức của đô thị Bắc Ninh, với mục tiêu xây dựng tập trung các cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến, thu hút các trường đại học cấp quốc gia, trường đại học quốc tế. Đồng thời, xây dựng trung tâm hành chính cấp đô thị, các công trình thương mại dịch vụ, công trình y tế cấp tính, khu liên hợp thể thao cấp tỉnh.
Những nỗ lực đồng bộ đã đem lại cho Kim Chân sự đổi thay toàn diện và hội tụ đủ các yếu tố của đơn vị hành chính cấp phường. Chặng đường tới có nhiều thuận lợi, song cũng không ít những khó khăn, thách thức. Với quyết tâm và khí thế mới, chính quyền và nhân dân Kim Chân sẽ tiếp tục đoàn kết, thi đua lập nhiều thành tích xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh./.

 V- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh:Thắm tình đồng đội

 Trở về cuộc sống đời thường sau hơn 40 năm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, Đại tá, thương binh, Cựu chiến binh (CCB) Phạm Ngọc Sơn, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia các phong trào của địa phương và làm nhiều việc nghĩa tình vì đồng đội.

 “Đưa đồng đội về với đất mẹ”
  Năm 1960, chàng thanh niên Phạm Ngọc Sơn lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Dấu chân người lính trẻ cùng đồng đội in khắp các chiến trường từ  Quảng Trị- Thừa Thiên Huế rồi theo đội quân tình nguyện tới Nam Lào, Cam-pu- chia… với bao chiến tích góp phần vào chiến thắng của quân đội ta. Chiến tranh kết thúc có 473 đồng đội anh dũng hy sinh, trong đó có hơn 200 liệt sỹ là con em của tỉnh Bắc Ninh và 6 liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt…”.
 Hơn 40 năm công tác trong quân đội, trở về đời thường, trong lòng người CCB luôn đau đáu tâm niệm phải làm điều gì đó có ích cho thân nhân gia đình đồng đội của mình và cả những đồng chí đã ngã xuống. Trong số gần 500 cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 347 đã hy sinh còn 6 liệt sỹ chưa tìm được hài cốt, trong đó có 3 liệt sỹ là người con của Bắc Ninh, ông lại kết nối thân nhân của các gia đình liệt sỹ ấy và phối hợp với Bộ Tư lệnh QK 1, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn xác định được 6 liệt sỹ là trinh sát Trung đoàn 751 hy sinh năm 1984, hài cốt của các anh vẫn còn nằm ở huyện Long Châu, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc). Với sự kiên trì, quyết tâm cao, đầu năm 2018 ông Sơn cùng các gia đình đưa hài cốt của 6 liệt sỹ về quê hương. Chứng kiến cảnh những thân nhân của các liệt sỹ vỡ òa xúc động khi nhận được hài cốt của các anh, niềm hạnh phúc lớn lao ấy càng khiến ông như được tiếp thêm lửa để làm nhiều việc có ý nghĩa hơn.
 Với ông, Học tập, làm theo tấm gương của Bác Hồ là công việc suốt đời, khi đã xác định được rõ phương châm hành động cho bản thân nó sẽ như sợi chỉ xuyên suốt, định hình để cho mình luôn gương mẫu đi đầu, sống giản dị, cần, kiệm, liêm, chính; sẵn sàng làm những việc đem lại lợi ích cho tập thể, nhân dân, coi đó là những lợi ích cốt lõi nhất…”.
  “Góp viên gạch hồng vì đồng đội”
  Về với cuộc sống đời thường, nhờ bản thân được tôi luyện trong môi trường quân đội, bản lĩnh nói được làm được nên ông được nhiều người yêu kính. Ngay sau ngày về nghỉ chế độ, ông thành lập Ban liên lạc CCB Sư đoàn 347 do ông làm Trưởng ban. Hằng năm mỗi lần trở lại thăm chiến trường xưa, Ban liên lạc, các hội nghĩa tình đồng đội sư đoàn 347 muốn thắp nén hương cho đồng đội nhưng chưa có đài hương, chưa có nhà bia tưởng niệm, ý định xây dựng một nhà bia tưởng niệm các Anh Hùng liệt sỹ nhen nhóm trong ông. Năm 2017, Ban liên lạc CCB sư đoàn 347 tiến hành làm tờ trình báo cáo Bộ Tư lệnh QK 1. Sau khi được Bộ Tư lệnh đồng tình ủng hộ và Bộ Quốc phòng chấp thuận cho phép Ban liên lạc CCB sư đoàn 347  sử dụng 360 m2   đất quốc phòng của QK 1 tại xã Đại Đồng, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) xây dựng nhà bia tượng niệm các Anh hùng liệt sỹ. Chủ trương đã được chấp thuận, nhưng vấn đề tài chính lại là nỗi lo lớn nhất, bởi kinh phí theo thiết kế ban đầu gần 1,8 tỷ đồng. Số tiền vượt khả năng của Ban liên lạc, sau nhiều lần suy tính ông Sơn quyết định huy động vốn xã hội hóa từ các địa phương có con em liệt sỹ và những đồng chí, đồng đội một thời là bộ đội của Sư đoàn…
 Sau gần 1 năm quyên góp và xây dựng, công trình đài tượng niệm các Anh hùng liệt sỹ Sư đoàn 347 hoàn thành với tổng kinh phí gần 1,8 tỷ đồng, được khánh thành đúng vào ngày 27-7-2018. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh sâu sắc, thể hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng tri ân thành kính, trách nhiệm cao cả của các thế hệ hôm nay và mai sau đối với gần 500 cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn 347 anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc.
 Với những đồng đội còn sống, ông Sơn luôn động viên mọi người sát cánh bên nhau, cùng phát triển kinh tế gia đình. Được biết, nhiều đồng đội bị thất lạc giấy chứng nhận thương tật, ông trở về Sư đoàn  tìm lại giấy tờ gốc. Nhờ những nỗ lực đó, các đồng đội của ông được công nhận và hưởng chế độ thương, bệnh binh. Ông thường xuyên tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân khu phố thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
 Tấm gương CCB tiêu biểu
  Với trách nhiệm là báo cáo viên của Hội Cựu chiến binh tỉnh, hàng năm vào ngày thành lập Quân đội nhân dân 22-12 và ngày giải phóng miền Nam 30-4 ông tới các trường THPT, THCS và Tiểu học trong tỉnh nói chuyện truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng-trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng đất nước. Mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu về chiến tranh, hiểu về ý chí chiến đấu, sự kiên cường của cha anh, từ đó giúp các cháu trân trọng giá trị của hòa bình và đem sức trẻ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  Nói về CCB Phạm Ngọc Sơn, đồng chí Lê Quang Hanh, Chủ tịch Hội CCB phường Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) cho biết: “Là hội viên Hội CCB của phường, nhiều năm qua, CCB Phạm Ngọc Sơn không chỉ là một hội viên gương mẫu, tiêu biểu, bản thân rất tích cực trong hoạt động giáo dục truyền thống, nói chuyện về những tấm gương người tốt, việc tốt trong toàn tỉnh và có nhiều việc làm nghĩa cử cao đẹp vì đồng đội. Những việc làm của ông được các cấp, ngành ghi nhận, đánh giá cao và tặng nhiều phần thưởng cao quý”.
  Năm nay bước sang tuổi 75 nhưng Đại tá, CCB Phạm Ngọc Sơn vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động của địa phương, những việc làm nghĩa tình vì đồng đội. Với ông, ngày nào còn sống, ngày đó còn cống hiến. Bởi ông tâm niệm, mình còn sống đã là may mắn, nên phải sống sao cho không hổ với những người đồng đội đã hy sinh, sống sao cho sự hy sinh đó không phải là vô nghĩa. Điều tâm huyết nhất ông muốn gửi tới các thế hệ cháu con là: “Cần giữ gìn lòng nhiệt huyết, phát huy truyền thống lịch sử của ông cha, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh”.
 VI- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Tăng cường năng lực phòng, chống tấn công mạng
  Trong xu thế bùng nổ của internet và các thiết bị kết nối mạng, nguy cơ về mất an toàn thông tin ngày càng trở thành mối quan tâm, lo lắng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đặc biệt, nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong danh sách 10 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), năm 2018 đã xảy ra khoảng 10.200 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
 * Tấn công hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước
  Theo thống kê của Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, quý I/2019 có 1,8 triệu địa chỉ IP (Internet Protocol – giao thức internet) của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma (mạng máy tính nhiễm virus). Tấn công vào các thiết bị kết nối internet của các tổ chức tài chính, ngân hàng và cơ quan Nhà nước đang là xu hướng của tin tặc. Theo chuyên gia tư vấn bảo mật Lê Minh Nghĩa, Công ty Trends Micro, khi mọi thiết bị đều trở nên thông minh và việc kết nối ngày càng gia tăng về tốc độ, số lượng, xu hướng tấn công của tin tặc sẽ nhằm vào các thiết bị kết nối internet. Phần mềm gián điệp khi được cài vào hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước đã vượt qua các phần mềm diệt virus, lây lan và nhiễm virus cho các máy tính của cán bộ công tác tại các vị trí trọng yếu.
 Các chuyên gia an ninh mạng cho biết, 70% nguyên nhân gây mất an toàn cho hệ thống thông tin tại các cơ quan nhà nước xuất phát từ phía người sử dụng. Nhiều cơ quan, tổ chức nhà nước đang để nhân viên sử dụng mạng internet bên ngoài công sở, hoặc sử dụng thiết bị cá nhân truy cập vào mạng nội bộ… Đây được coi là một trong những hành động gián tiếp gây ra các vụ mất an toàn thông tin. Ngoài ra, việc kết nối các thiết bị rời vào máy tính như thẻ nhớ, các thiết bị kỹ thuật… cũng làm gia tăng khả năng lây nhiễm virus. 
 Để phòng, chống các tấn công trên mạng internet, cần sự kết hợp của 3 yếu tố: Trang thiết bị, phần mềm phòng chống virus và nhân sự. Nhiều cơ quan nhà nước khi đầu tư hệ thống công nghệ thông tin, do nguồn kinh phí có hạn nên chỉ đầu tư vào trang thiết bị máy tính. Việc mua sắm phần mềm diệt virus, xây dựng tường lửa để phòng tránh tấn công và lọt lộ thông tin chưa được đầu tư hợp lý. Ngoài ra, an toàn thông tin là lĩnh vực chuyên sâu, yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao, trong khi nguồn nhân lực cho an toàn thông tin còn rất hạn chế. Phần lớn nguồn nhân lực an toàn thông tin có chất lượng, trình độ cao đều đang làm việc tại các doanh nghiệp, không công tác trong các cơ quan nhà nước. Điểm đáng lưu ý là hệ thống thông tin của rất nhiều cơ quan nhà nước hiện chưa được các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ thông tin chuyên nghiệp tham gia giám sát bảo vệ. Do đó, khi tấn công mạng, bộ phận công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước không nhận biết được việc bị tấn công. Đồng thời việc xử lý bị chậm trễ, nhiều lúng túng dẫn đến gia tăng mức độ lây lan. Vì vậy, hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước tồn tại nhiều lỗ hổng, là đích nhắm đến của tin tặc.
  * Đầu tư cho hệ thống an toàn thông tin
  Ngày 7/6/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành  Chỉ thị số 14/CT -TTg về tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng nhằm nâng cao chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu của Việt Nam theo xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Chỉ thị này quy định, cơ quan nhà nước khi lập kế hoạch về công nghệ thông tin theo quý, năm… buộc phải chi 10% cho vấn đề bảo vệ an toàn thông tin. Ngoài ra, Chỉ thị cũng yêu cầu các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương phải có một đơn vị chuyên trách đứng ra đảm bảo về an toàn thông tin. 
 Các chuyên gia công nghệ cho rằng, trong khi các cơ quan nhà nước không thể nhanh chóng cải thiện điều kiện vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực an toàn thông tin, cần lựa chọn việc thuê giải pháp an toàn thông tin từ các công ty, đơn vị chuyên sâu về công nghệ. Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khẳng định cần đẩy mạnh thuê giải pháp an toàn thông tin của các doanh nghiệp trong nước đối với khối cơ quan nhà nước để nâng cao khả năng đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, đơn vị.  
Hiện trên thị trường có 6 nhóm giải pháp an toàn thông tin do doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ gồm: Bộ sản phẩm chống phần mềm độc hại; giải pháp phòng chống tấn công có chủ đích; giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho ứng dụng trong thông tin điện tử; giải pháp phòng chống xâm nhập; giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho thư điện tử; giải pháp quản lý truy cập. 
 Thời gian qua, cục An toàn thông tin đã phối hợp với các đơn vị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, mở các chiến dịch xử lý mã độc. Nhờ đó, công tác đảm bảo an toàn thông tin đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, từ đầu năm 2019, đã có 1,534 cuộc tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin ở Việt Nam, giảm 21,7% so với quý IV/2018 và giảm 49,8% so với cùng kỳ 2018. 
 Theo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2018 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Việt Nam hiện xếp thứ 50 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 11 và khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 5.
 Kết quả đánh giá, xếp hạng an toàn thông tin mạng đối với 90 cơ quan nhà nước tại Việt Nam (gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố thuôc Trung ương trừ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), năm 2018 được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố cho thấy: Trung tuần tháng 4/2017, không có đơn vị nào xếp loại A – quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức tốt, chỉ có gần 17% đơn vị xếp loại B – đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá, còn lại khoảng hơn 70% ở mức trung bình. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, từ năm 2019, việc đánh giá, công bố mức độ đảm bảo an toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước sẽ được Bộ thực hiện định kỳ hàng năm, tiến tới đánh giá an toàn thông tin cho các doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội.
 Bộ thông tin và Truyền thông khuyến nghị, để tăng cường khả năng an toàn thông tin mạng của các cơ quan, tổ chức nhà nước, các đơn vị cần đảm bảo an toàn thông tin theo nguyên tắc “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, thiết bị tại chỗ và hậu cần tại chỗ./.
 
 
 
Ban Tuyên giáo Thành ủy 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Video
Thống kê truy cập
Đang online72
Tất cả3123392